Mẹ chồng tôi đã gần 70 tuổi nhưng vẫn rất mạnh khỏe. Bà không có thân hình vạm vỡ nhưng ít khi ốm đau, vẫn có thể tự mình làm rất nhiều việc vặt trong nhà. Nhìn vào mẹ chồng, tôi học được tính tiết kiệm đúng nghĩa dù bà không phải người có trình độ học vấn cao hay tìm hiểu sâu về bất cứ mảng nào liên quan tới tài chính. Nhưng tôi tin chắc, nếu nói toàn bộ thu nhập của gia đình đều phụ thuộc vào mấy sào ruộng của bà, các con được học hành đàng hoàng và bà còn mua được thêm 2 ngôi nhà nữa thì tôi tin chắc, bạn sẽ hiểu lý do vì sao tôi chọn học tiết kiệm từ bà, đúng không?
Mẹ chồng tôi đã 70 tuổi nhưng vẫn chăm chỉ làm ruộng, trồng rau, nuôi gà mỗi ngày.
Căn nhà chúng tôi đang ở hiện nay cũng mẹ chồng tôi mua. Tuy không phải một ngôi nhà đắt đỏ nằm giữa trung tâm thành phố nhưng với một người dân bình thường ở vùng nông thôn, đây thực sự là điều rất khó. Dẫu vậy, bà vẫn làm được.
Có thể nói, mẹ chồng tôi là người cực kỳ tiết kiệm, tới nỗi bà ước gì có thể chia đôi từng đồng mà tiêu. Nhiều người nói như thế là keo kiệt, bủn xỉn nhưng nếu không như vậy, tôi nghĩ khó lòng mà nuôi các con khôn lớn, hoàn thành chương trình học Thạc sĩ và còn mua được nhà ở thành phố cho chúng. Đây là điều vượt quá khả năng của hầu hết các bậc cha mẹ.
Trong cuộc đời mẹ chồng, tôi cảm nhận được ý nghĩa thực sự của sự tiết kiệm. Mọi thứ trong cuộc sống đều đáng học hỏi.
Sống ở nông thôn có lợi thế là bạn có thể tự trồng rau hay nuôi gà, lợn, cá... Với rau, bạn có thể ăn ba bữa một ngày suốt cả năm, lại rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu mua rau ở ngoài sẽ khá tốn kém, song việc tự trồng rau có thể tiết kiệm được khoản chi phí này. Mẹ chồng tôi rất chăm chỉ. Bà luôn cố gắng chăm sóc tốt vườn rau nhỏ ở nhà.
Mẹ chồng tôi trồng rất nhiều rau, thậm chí còn tự mình xây nhà kính để thuận tiện cho quá trình trồng trọt vào mùa đông. Ngoài ra, bà cũng có nuôi thêm 1 ít gà, vịt để tự cung tự cấp.
Mẹ chồng tôi còn rất giỏi trong việc muối dưa chua. Bà hay muối dưa chuột, đậu, củ cải tự tay mình trồng. Sáng sớm bà nấu một nồi cháo rồi ăn kèm dưa chua, tiết kiệm và có ngay một bữa ăn ngon lành.
Bữa ăn của bố mẹ chồng tôi tương đối nhẹ nhàng vào ngày thường, chỉ khi con cháu về chơi, ông bà mới nấu một số món thịt. Còn lại, bố mẹ chồng tôi thường nấu món chay, đa phần là rau củ tự trồng.
Những đồ dùng cần thiết hàng ngày của mẹ chồng tôi rất đơn giản, bà chỉ sử dụng những thứ cơ bản nhất, chẳng hạn như bột giặt, xà phòng...
Bà cũng hiếm khi dùng máy giặt để giặt quần áo. Mẹ chồng tôi luôn nói rằng xà phòng có thể giặt sạch quần áo và hơn chục nghìn đồng là mua được 1 bánh xà phòng dùng được cả nửa năm. Trong khi đó, với một bánh xà phòng nhỏ xíu, mẹ chồng tôi vừa có thể rửa tay, rửa chân lại tắm nữa. Nhìn chung, những món đồ bà dùng đều rẻ tiền nhưng lại có nhiều công dụng, rất tiết kiệm.
Mẹ chồng tôi hiếm khi mua quần áo cho bà, dù có vài lần tôi mua tặng nhưng bà luôn nói hãy dùng tiền đó mua đồ dùng cho con cái.
Mở tủ quần áo của mẹ chồng ra mấy bộ quần áo tuy không nhiều nhưng bộ nào cũng sạch sẽ. Quần áo, ga trải giường và chăn bông đều được mẹ gấp gọn gàng. Những món đồ nếu chỉ sờn hay hỏng nhẹ, bà đều đem đi sửa rồi dùng tiếp chứ tuyệt đối không vứt bỏ.
Thế hệ cũ có một phẩm chất rất tốt, đó là khi có thứ gì đó bị hỏng, việc đầu tiên họ nghĩ đến là sửa chữa chứ không phải thay thế. .
Chiếc quạt ở nhà đã được sử dụng hơn 10 năm, dù chúng tôi muốn mua cho ông một chiếc máy điều hòa nhưng ông nói rằng điều hòa không tốt cho sức khỏe của người cao tuổi. Vì thế nên ông bà vẫn sửa lại chiếc quạt và dùng chúng suốt cả mùa hè oi bức.
Nhiều đồ đạc trong nhà đều là đồ cổ, có tuổi đời đã hơn 10, 20, thậm chí 30 năm nhưng vẫn dùng được. Không ít món đồ thậm chí trông còn mới nguyên.
Mẹ chồng tôi tin rằng chỉ cần có thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống là đủ, không cần phải tiêu tiền vào những thứ hào nhoáng, lãng phí tiền bạc.
Mẹ tôi không bao giờ tích trữ đồ đạc hay mua sắm bừa bãi. Mẹ chồng tôi chỉ mua mới sau khi món đồ cũ đã hỏng. Thậm chí những gì tự làm được, bà sẽ dùng chứ không mua và đôi dép dưới đây chính là ví dụ điển hình cho điều đó.
Tôi từng nghĩ mẹ chồng keo kiệt, không thích tiêu tiền nhưng bây giờ tôi không nghĩ vậy. Tôi thấy cách sống này đơn giản và thoải mái, có thể được là chính mình mà vẫn tiết kiệm để tích lũy tài sản cho bản thân nên tôi luôn muốn học hỏi từ bà. Hy vọng, câu chuyện và đời sống tiết kiệm của mẹ chồng tôi có thể truyền cảm hứng cho bạn trong hành trình tích lũy tài sản cho chính mình.