Những người luôn hoài nghi với thành công: “Nhỡ sau này lại thất bại thì sao, đây có phải may mắn?”

Bài viết: Skye - DESIGN: Hà Mĩ, Theo Helino 00:03 18/08/2019
Chia sẻ

Có ghét “Đắc Nhân Tâm”, cuộc sống vẫn cần bạn “Quẳng gánh lo đi mà vui sống” vì những điều tuyệt vời.

Đã bao giờ bạn cảm thấy niềm vui chiến thắng ngắn có chút xíu, dù đó là một chiến thắng bạn đã chờ mong rất lâu để có thể đạt được. Phút giây ngắn ngủi đó nhanh chóng bị thay thế bởi sự lo lắng, muộn phiền. Bạn chuyển đến một trạng thái cảm xúc khác khi nghĩ rằng, "ủa làm sao mọi thứ lại hoàn hảo đến vậy" và tự hỏi, chắc phải có một điều gì tồi tệ sẽ ập đến mới cân bằng được cuộc sống.

Nếu từng suy nghĩ như vậy, bạn không hề cô đơn: Thông thường, khi những người giàu nghị lực quyết tâm theo đuổi điều gì và cuối cùng cũng đạt được - một mối quan hệ mới, cơ hội thăng tiến hay bất cứ thứ gì khác - họ sẽ không thể tận hưởng thành quả của mình một cách dễ dàng. Ngược lại, nhiều người có xu hướng lo lắng khi nghĩ đến phút giây hạnh phúc ấy cũng sẽ qua đi. 

Việc nghĩ về những điều tiêu cực có thể xảy ra sau đó không giúp chúng ta giải quyết vấn đề tốt hơn. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trải qua những cảm xúc tích cực có thể giúp chúng ta đối mặt với căng thẳng của cuộc sống và thậm chí đạt được những thành tựu lớn hơn trong cuộc sống, công việc, các mối quan hệ sau đó. 

Lo lắng chỉ cướp đi niềm vui hiện hữu của thực tại

Trong tạp chí Emotion từng có một nghiên cứu đánh giá cái được và mất của những suy nghĩ tiêu cực. Các học giả đã chỉ ra rằng, những sinh viên người dự đoán mình sẽ có điểm kém trong kỳ thi thường rơi vào cảm xúc tiêu cực vài ngày trước khi có kết quả. Tồi tệ hơn, tình hình căng thẳng ấy không chấm dứt kể cả khi họ đã nhận được kết quả.

Một lý do khiến nhiều người thường xuyên lo lắng vì họ cho rằng, lo lắng ở một mức độ nhất định sẽ đem lại tác động tích cực. Tuy nhiên, chúng ta cần chấp nhận rằng sẽ không bao giờ có thể chuẩn bị cho mọi thử thách một cách hoàn hảo.

Những người luôn hoài nghi với thành công: “Nhỡ sau này lại thất bại thì sao, đây có phải may mắn?” - Ảnh 1.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng con người thường không dự cảm tốt những điều sẽ xảy ra trong một vài tình huống và mọi thứ thường diễn ra tốt hơn so với điều chúng ta suy nghĩ trong khoảnh khắc sợ hãi.

Mỗi người luôn cố nghĩ ra hàng vạn những điều tồi tệ có thể xảy đến nhưng thường thì vấn đề nảy sinh lại là một thứ mới hoàn toàn chưa có trong "từ điển chuẩn bị" của mỗi người.

Đừng coi nỗ lực chỉ là sự may mắn

Khiêm nhường là một đức tính tốt nhưng không có nghĩa rằng bạn luôn cho mọi điều mình làm tốt chỉ là một sự may mắn, hạ thấp niềm tin vào chính mình. Khi bạn không đánh giá cao thành quả hay năng lực của bản thân, coi chiến thắng đó chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài, chính bạn đang để những thứ tiêu cực ngấp nghé bủa vây tâm trí cũng như để tuột mất sức mạnh của sự tự tin vào năng lực bản thân - điều nhiều người cả đời luôn cố gắng theo đuổi. Việc nhận ra mình hoàn toàn có thể trông cậy vào chính mình sẽ thúc đẩy mỗi người nỗ lực cũng như biết được khả năng đương đầu trước thách thức sẽ ập tới dù là gì đi nữa.

quote2

Luôn căn dặn bản thân rằng một cuộc đời hạnh phúc là cuộc đời cân bằng

Để cảm xúc luôn vững vàng đòi hỏi nhiều yếu tố. Việc thành công trong một lĩnh vực, như sự nghiệp hay đời sống tình cảm, không đảm bảo việc thỏa mãn hoàn toàn với cuộc sống. Chúng ta thường quên mất điều đó, đặc biệt là sau những giây phút lâng lâng với thành tựu của cuộc đời. Nhưng hãy nhớ rằng, bạn có thể tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống từ nhiều khía cạnh trong nhân sinh này.

Suy nghĩ của chúng ta thường đặt nặng vào một vài yếu tố (như tiền bạc) và bỏ qua tầm quan trọng của những yếu tố khác (bạn bè, phút giây nghỉ ngơi). Một nghiên cứu của trường đại học Harvard trên 250 sinh viên năm hai trong suốt 75 năm đã chỉ ra rằng, những người có các mối quan hệ tích cực thường thành công về mặt tài chính. Bên cạnh đó, những người thường xuyên tham gia tình nguyện có sức khỏe tốt ở tuổi về già và việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện thành tích học tập cũng như giảm áp lực hay tình trạng kiệt quệ. 

Những người luôn hoài nghi với thành công: “Nhỡ sau này lại thất bại thì sao, đây có phải may mắn?” - Ảnh 2.

Tập trung vào giá trị của bạn, không phải mục tiêu

Rất dễ để chúng ta rơi vào cái bẫy của việc xác định giá trị bản thân bằng số thành tích đã đạt được. Thay vì áp dụng phương pháp ấy, sao không hỏi bản thân những câu hỏi:quote4

Sống với những giá trị cuộc đời - vượt ra khỏi những mục tiêu cụ thể - sẽ giúp bạn nhận ra mọi điều đều có ý nghĩa của nó và đạt được các tham vọng của bản thân một cách thoải mái. Các giáo sư tại Đại học Nevada từng hỏi học sinh về việc các bạn muốn đặt mục tiêu cụ thể cho cuộc đời hay cân nhắc tới cả giá trị mong muốn cũng như mục tiêu đạt được. Những sinh viên đề cao những giá trị của bản thân (như việc học tập), đồng thời đặt ra các mục tiêu cụ thể (như việc được vào danh sách sinh viên xuất sắc) thường đạt được điểm GPA cao hơn.

Hãy hành động ngược lại với những thôi thúc tiêu cực

Những người luôn hoài nghi với thành công: “Nhỡ sau này lại thất bại thì sao, đây có phải may mắn?” - Ảnh 3.

Để có thể thực sự thay đổi những cảm xúc tiêu cực, đầu tiên hãy tập trung vào việc thay đổi hành vi của bạn. Ví dụ, bạn đang phải vật vã với suy nghĩ nghi ngờ bản thân. Bạn biết rằng cảm xúc này sẽ ảnh hưởng tới bản thân mỗi ngày vì đó là một phần trong suy nghĩ. Tuy nhiên, hãy tưởng tượng cuộc sống bạn sẽ khác sao nếu bạn không phải đương đầu với nỗi hoài nghi? 

Những người luôn hoài nghi với thành công: “Nhỡ sau này lại thất bại thì sao, đây có phải may mắn?” - Ảnh 4.

Hãy cố gắng tập trung vào những "chiến thắng" nho nhỏ trong cuộc sống đang diễn ra mỗi ngày. Trân trọng mọi điều nhỏ trong cuộc sống, những "thành tựu" không cần ai tôn vinh sẽ giúp bạn học được cách quẳng đi những gánh lo không đáng có của cuộc sống này.

(Nguồn: Nytimes)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày