Những ngành nghề mới trong khối kinh tế, kinh doanh, quản lý

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 10:00 07/08/2021

Sự phát triển nhanh của Công nghệ thông tin (CNTT), Internet, mạng xã hội đã, đang và ngày càng làm thay đổi mạnh mẽ đến mọi hoạt động trong xã hội nói chung và của người tiêu dùng nói riêng, trên phạm vi toàn cầu - từ quan điểm về giá trị, hành vi, cho tới cách thức tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả.

Trong thời gian qua, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 điều đó càng thể hiện một cách sâu sắc hơn, rõ ràng hơn khi mọi chủ thể phải tìm mọi cách ứng dụng CNTT để thực hiện các hành vi nhằm thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu, nhu cầu của mình.

Những ngành nghề mới trong khối kinh tế, kinh doanh, quản lý - Ảnh 1.

Sân vận động và nhà thi đấu thể thao tại BUH

Với xu thế đó, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã xây dựng thêm những chương trình đào tạo, có tính ứng dụng rất cao, được xem là có nhiều hứa hẹn. Nhà trường trân trọng giới thiệu đến các bạn thí sinh và phụ huynh cùng tham khảo.

Công nghệ tài chính (Fintech)

Những năm gần đây chúng ta đã thấy sự xuất hiện và dần phổ biến của cho vay ngang hàng (peer to peer lending), ví điện tử (Momo, Moca, Zalo Pay, Airpay…), ngân hàng số (Digital Banking) hay ứng dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ Blockchain, Machine learning, dữ liệu lớn… trong hoạt động tài chính ngân hàng. Đây đều là những sản phẩm mới trong buổi bình minh của Fintech và chuyển đổi số trong lĩnh vực TCNH. Xu hướng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, tạo ra các sản phẩm tài chính mới và làm thay đổi căn bản các kênh dịch vụ tài chính ngân hàng truyền thống.

Những ngành nghề mới trong khối kinh tế, kinh doanh, quản lý - Ảnh 2.

Các đơn vị trao tài trợ phòng học thông minh và LAB trí tuệ nhân tạo cho BUH

Thương mại điện tử

Amazon đã vượt qua Walmart để trở thành tập đoàn bán lẻ lớn bậc nhất thế giới với giá trị thị trường của công ty lên đến hơn 1.800 tỷ USD. Ở Việt Nam những nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee... ngày càng trở nên phổ biến. Hầu hết các siêu thị, nhà bán lẻ, nhà sản xuất, kinh doanh lớn nhỏ để phải thiết lập cho mình kênh bán hàng trực tuyến bên cạnh kênh bán hàng truyền thống. TMĐT là ngành xâu chuỗi kết hợp giữa các concept kinh doanh, marketing truyền thống với hạ tầng công nghệ thông tin, mạng xã hội, hệ thống logistics, hệ thống thanh toán, bảo mật…

Quản lý chuỗi cung ứng và Logistics

Quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo cho sự vận hành thông suốt của doanh nghiệp từ bước chuẩn bị, lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, tiêu thụ. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tốt giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và biên lợi nhuận. Nhân sự am hiểu về chuỗi cung ứng ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty, tập đoàn. Tim Cook người thiết kế và vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khổng lồ của Apple cũng chính người đã được chọn để kế nhiệm Steve Jobs trong vị trí CEO. Logistics có thể là một công đoạn nằm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp hoặc là dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp Logistics. Tổng chi phí Logistics tại Việt Nam hiện đang chiếm khoảng 20% GDP. Với tác động của đại dịch Covid-19, phạm vi của Logistics ngày càng mở rộng, không chỉ trong phạm vi các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán lẻ mà còn mở rộng đến người tiêu dùng cuối cùng.

Khoa học dữ liệu trong kinh doanh

Những ngành nghề mới trong khối kinh tế, kinh doanh, quản lý - Ảnh 3.

Sinh viên BUH tại Phòng thực hành mô phỏng

Dữ liệu được xem là nhiên liệu mới, trí tuệ nhân tạo là điện mới. Năm 2012, tờ Harvard Business Review cho rằng Khoa học gia dữ liệu là nghề hấp dẫn bậc nhất thế kỷ 21. Việc thu thập, quản lý, xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra mỗi ngày để phục vụ cho các quyết định đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị, kinh doanh, đầu tư… Sự phát triển của CNTT và trí tuệ nhân tạo mang đến khả năng xử lý các dữ liệu lớn này với thời gian nhanh và chi phí rẻ nhất. Vượt ra khỏi phạm vi của toán và thống kê khoa học dữ liệu trong kinh doanh bao hàm nhiều mảng kiến thức liên quan đến máy tính và lập trình; kinh tế, tài chính, kinh doanh; quản lý, dữ liệu; trí tuệ nhân tạo...

Digital Marketing

Digital Marketing là lĩnh vực chuyên sâu về Marketing trên nền tảng kỹ thuật số, bao gồm nền tảng về Marketing truyền thống kết hợp với các ứng dụng như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO, SEM), Content Marketing, Google Analytics, Video Marketing, các kênh quảng cáo trực tuyến… Digital Marketing ngày nay càng trở nên quan trọng khi hành vi của người tiêu dùng đã thay đổi sâu sắc dưới tác động của CNTT, mạng xã hội hay đại dịch. Các bạn trẻ theo đuổi ngành này có thể tìm thấy những cơ hội việc làm hấp dẫn tại các doanh nghiệp, công ty quảng cáo (Agency) hay tự khởi nghiệp.

Những ngành nghề mới trong khối kinh tế, kinh doanh, quản lý - Ảnh 4.

Một góc khuôn viên trường Đại học Ngân hàng TPHCM

TS. Bùi Hữu Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM (BUH) chia sẻ: BUH (www.buh.edu.vn) là trong một số ít trường có tất cả các chuyên ngành liên quan đến chuyển đổi số trong kinh doanh, quản lý, tài chính như: Fintech, Digital Marketing, Khoa học dữ liệu, Quản trị thương mại điện tử, Hệ thống thông tin kinh doanh và chuyển đổi số và các chuyên ngành cập nhật các xu hướng mới như: Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế… Các chương trình đào tạo truyền thống cũng được đổi mới theo định hướng chuyển đổi số như Ngành TCNH định hướng Fintech, Ngành QTKD định hướng E - Business, Ngành Kế toán định hướng Digital Accounting. Chúng tôi cho rằng đại học không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội mà còn cần sự tiên phong và dẫn dắt các xu hướng mới để chuẩn bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, khả năng thích nghi và dẫn dắt trong môi trường kinh doanh đang thay đổi rất nhanh như hiện nay.