Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh

Nam Thanh, Theo Helino 21:06 28/03/2018

Một phần lớn trong số 5000 ca bệnh từng được Bệnh viện tâm thần Salpetriere ở Paris, Pháp nhận chữa trị thực ra mắc phải một hội chứng có tên loạn dưỡng, hay còn được gọi là chứng Hysteria.

Những hình ảnh kỳ lạ và có phần rùng rợn dưới đây được ghi lại vào những năm 1870 tại bệnh viện tâm thần Salpetriere ở Paris, Pháp, với nhân vật chính là các bệnh nhân tâm thần nữ đang được các bác sĩ và y tá chữa trị. Một số bức ảnh ghi lại các nạn nhân đang được điều trị trực tiếp trong khi một số lớn khác bị buộc lại tại giường ngủ và không được phép rời đi.

Vào giữa thế kỷ 19, đơn vị này đã điều trị cho khoảng 5000 phụ nữ với nhiều bệnh trạng đặc biệt, nhất là các chứng bệnh tâm thần. Các bệnh này sau đó được xác định là hội chứng Hysteria ở nữ giới - một chứng bệnh trực tiếp tác động lên các biểu hiện tâm sinh lý của nữ giới. Người bệnh nhập viện với các triệu chứng như suy nhược nhẹ hoặc bị căng thẳng, đôi khi là ham muốn tình dục quá đà, mất ngủ, đầy bụng và bị nhạy cảm quá mức với nhiều tác nhân.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 1.

Một nữ bệnh nhân tâm thần hét vào ống kính khi được ghi hình ở bệnh viện Salpetriere.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 2.

Bệnh viện này là nơi điều trị chủ yếu cho hội chứng Hysteria cho phụ nữ ở thời đại đó.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 3.

Các bệnh nhân có biểu hiện bất thường hoặc quá khích thường bị trói chặt trên giường giống như bệnh nhân nữ ở ảnh trên. Ngay trong giấc ngủ, cô vẫn bị trói chặt bằng một dây da vào khung giường.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 4.

Bệnh viện tâm thần Salpetriere là nơi điều trị cho khoảng 5000 ca bệnh, chủ yếu là các hội chứng liên quan tới sức khỏe tâm thần.

Một người phụ nữ mắc phải chứng bệnh chán ăn do hậu quả của hội chứng  Hysteria.

Hầu hết các bệnh nhân này được gửi tới đây chữa trị do chính những người thân trong gia đình. Cho tới tận thế kỷ 19, chứng loạn dưỡng Hysteria vẫn bị nhầm lẫn với bệnh điên, điều này khiến cho các nữ bệnh nhân Hysteria bị điều trị chung một phác đồ với các bệnh nhân tâm thần. Phải tới thời kỳ bác sĩ Jean-Marie Charcot vào làm việc ở bệnh viện, việc chữa trị cho các bệnh nhân Hysteria mới có ít nhiều cải tiến.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 6.

Một bệnh nhân đang được giám sát chặt chẽ bởi y tá trong khi bản thân đã bị trói chặt vào thành giường.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 7.

Những hình ảnh được ghi nhận từ việc chữa trị cho một bệnh nhân có các biểu hiện "điên cuồng".

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 8.

Một bệnh nhân nữ với đôi chân vặn vẹo - ảnh hưởng của các chứng rối loạn Hysteria.

Ban đầu Charcot tin rằng chứng Hysteria là một loại rối loạn thần kinh di truyền, tuy nhiên cho tới những năm 1890, ông đã kết luận rằng chứng bệnh này có thể bị gây ra bởi các rối loạn và thương tổn. Ông cũng đề ra phương pháp chữa trị gây tranh cãi cho chứng bệnh này khi sử dụng... thôi miên.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 9.

Hầu hết các nữ bệnh nhân được chuyển tới đây không theo ý nguyện bản thân.

Những hình ảnh rùng rợn tại một trại thương điên thế kỷ 19 ở Pháp, nơi mà phần lớn bệnh nhân bị chữa trị... nhầm bệnh - Ảnh 10.

Hình ảnh gây ám ảnh của một nữ bệnh nhân cùng những vết rạch để lại sẹo trên lưng.

Cho tới tận ngày nay, những hình ảnh này vẫn là bằng chứng gợi nhớ về một nền y học chưa đủ phát triển, cũng như cho chúng ta thấy theo thời gian, y tế và khoa học công nghệ đã đi xa tới thế nào trong mọi lĩnh vực, trong đó có mảng điều trị y tế tâm thần học.

(theo TheSun)