Trước đó, ngày 30/6, tại 34 tỉnh, thành phố trong cả nước đồng thời công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.
Đây là một chủ trương lớn, đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, mang tính chiến lược lâu dài, thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn trong việc xây dựng một nền hành chính tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, phục vụ nhân dân tốt hơn. Đây không chỉ là việc điều chỉnh địa giới hành chính đơn thuần, mà còn là một bước đi có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, tổ chức và bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Pa-no, biểu ngữ chào mừng ngập tràn phố phường Hà Nội
Từ ngày 1/7, thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới sau khi sắp xếp, tổ chức lại theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đây là bước đi quan trọng trong việc kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.
Khắp phố phường Hà Nội, những pano, biểu ngữ đã xuất hiện khắp nơi để đánh dấu sự kiện quan trọng này
Phường Bạch Mai
Pano của phường Hoàn Kiếm đặt tại khu vực Hồ Gươm
Bảng đèn led khu vực Tràng Tiền Plaza
Đường Thanh Niên ngập tràn cờ đỏ, băng rôn, biểu ngữ
Dọc đường Lạc Long Quân
Phường Thanh Xuân
Những người dân đầu tiên đến làm thủ tục hành chính
Ghi nhận của chúng tôi vào lúc 8h30 sáng ngày 1/7, hàng chục người dân đã có mặt tại điểm tiếp nhận, phục vụ hành chính công phường Ô Chợ Dừa.
Ngay từ lối vào, lực lượng tình nguyện viên túc trực hướng dẫn người dân di chuyển, lấy số thứ tự và vào khu vực làm việc.
Theo một vài người dân cho biết, ban đầu có một chút trục trặc nhưng sau đó các thủ tục đều làm rất nhanh chóng, mọi người đều cảm thấy rất hài lòng.
Là người đầu tiên đến làm thủ tục hành chính tại điểm trên, chị P. – một công dân, cho biết: “Lúc đầu có chút vướng mắc nhưng sau đó mọi thứ thực hiện đều rất nhanh chóng. Chúng tôi chỉ mất khoảng 15 phút là hoàn tất xong các thủ tục”. Cũng có mặt tại đây, bà Thanh (56 tuổi, trú phường Ô Chợ Dừa) vui vẻ cho biết: “Nay tôi đến làm giấy tờ hồ sơ cho cháu. Khi đến đây, tôi được các cháu tình nguyện viên hướng dẫn rất nhiệt tình, chu đáo. Giờ tôi đang chờ đến lượt để vào làm việc”.
Tại phường Nghĩa Đô, không khí nô nức cũng diễn ra trong ngày làm việc đầu tiên
Ông Vũ Văn Thành (sinh năm 1941), công dân phường Nghĩa Đô, chia sẻ: “Tôi thấy các cán bộ ở đây rất niềm nở, nhiệt tình. Việc Nhà nước sắp xếp, tinh gọn bộ máy, thực hiện chính quyền hai cấp là hoàn toàn phù hợp. Tôi luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước, đặc biệt đánh giá cao tinh thần phục vụ của các cán bộ tại bộ phận một cửa.”
TP.HCM: Người hào hứng làm giấy tờ ở phường mới sau khi sáp nhập
Tương tự, vào ngày 1/7, ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp tại TP.HCM
Nhiều người dân tại TP.HCM đã tới các trung tâm phục vụ hành chính công phường để thực hiện các thủ tục hành chính
Ghi nhận tại trung tâm phục vụ hành chính công phường Xuân Hoà (TP.HCM), ngay từ sáng đã có khá đông người dân tới trung tâm
Được biết, Phường Xuân Hòa được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ phường Võ Thị Sáu và phần còn lại của phường 4, có diện tích tự nhiên 2,217km² và quy mô dân số gần 48.500 người. Đây là một trong ba phường trên địa bàn quận 3 cũ của TP.HCM sau khi sắp xếp
Dù số lượng người dân đến thực hiện thủ tục hành chính khá đông nhưng mọi quá trình hầu hết đều suôn sẻ
Ghi nhận tại trung tâm phục vụ hành chính công phường Sài Gòn, các quá trình tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân cũng diễn ra khá thuận tiện trong ngày đầu tiên làm việc
Các cán bộ hướng dẫn chi tiết các thủ tục cho người dân
Được biết, phường Sài Gòn chính thức đi vào vận hành trên cơ sở sáp nhập toàn bộ phường Bến Nghé, một phần phường Đa Kao và một phần phường Nguyễn Thái Bình cũ. Đây cũng là khu vực có giá trị bất động sản và thương mại cao nhất TP.HCM hiện nay.
Niềm vui ngày đặc biệt của đôi vợ chồng trẻ
Sáng ngày 1/7, vợ chồng chị Ngô Hồng Anh đã có mặt từ sớm tại trụ sở phường Sài Gòn (TP.HCM) để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Điều khiến chị Hồng Anh bất ngờ không chỉ là ý nghĩa của ngày trọng đại này đối với cá nhân mình, mà còn bởi không khí náo nức của người dân trong ngày đầu vận hành chính thức chính quyền 2 cấp.
Đôi vợ chồng trẻ làm thủ tục đăng ký kết hôn (Ảnh: Di Anh)
(Ảnh: Di Anh)
“Mình đến để đăng ký kết hôn, vô tình lại trùng đúng ngày đất nước có một sự thay đổi rất lớn. Mọi người đến đông, ai cũng vui vẻ, không khí ở phường rất tươi mới. Trước đây làm thủ tục hành chính thường mất thời gian, phải đi lại vài lần, nhưng hôm nay thì mọi thứ diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều,” chị Hồng Anh chia sẻ.
Đặc biệt, việc chuyển nơi cư trú từ phường Đa Kao sang phường Sài Gòn cũng mang đến cho chị cảm giác tự hào.