Kiểm soát được những câu chuyện của bản thân
Có một người bạn cùng phòng thích "tám chuyện" nghĩa là gì? Bất cứ khi nào bạn có một cái gì đó mới, bất cứ khi nào bạn có chuyện vui buồn thì đồng loạt sẽ có rất nhiều người biết và ngay lập tức vào hỏi rất nhiều về điều đó. Bạn gặp ai, đi đâu, bạn mua gì... bạn cùng phòng đều biết hết hoặc tìm mọi cách để biết hết. Sự tọc mạch và đưa chuyện cùng những lời bình luận của cô/anh ấy có thể làm phiền bạn.
Tính cách mỗi người, không phải cứ muốn là thay đổi được nó cần thời gian dài hoặc rất dài, và đôi khi nó sẽ mãi như thế
Trong một tình thế khác, bạn đồng thời sẽ được nghe "n" câu chuyện của những người xung quanh mà đôi khi bạn không muốn mất thời gian để quan tâm đến nó. Làm thế nào để hạn chế những điều này? Tốt nhất hãy chừng mực trong những câu chuyện của mình, đừng nên cái gì cũng nói từ a-z cho bạn cùng phòng, hoặc khi đóng vai trò "độc giả" cũng đừng tò mò mà hỏi han nhiều - người bạn đó sẽ được đà mà thao thao bất tuyệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể tỏ ra thờ ơ, không chú tâm lắm, người kia cũng sẽ biết đường mà rút lui...
Bớt "tám" chuyện
Nếu sống cùng những người hay thích chuyện trò quá đà, cách tốt nhất là đừng kể những tin đồn với họ, hoặc những câu chuyện bạn chưa rõ ngọn ngành. Đôi khi bạn chỉ muốn tốt cho họ bằng cách kể với bạn cùng phòng về thói xấu của vài người, hoặc một vài điều tế nhị cần chú ý nhưng bạn không thể biết là sau đó họ sẽ kể lại với ai và câu chuyện sẽ đi xa đến chừng nào. Nếu bạn không thể ngừng việc tán gẫu hoặc phàn nàn về ai đó, thì hãy cố chỉ kể với người đó những nhân vật mà họ chưa bao giờ gặp!
Thẳng thắn nói rõ quan điểm
Đây là cách trực diện nhất để giải quyết vấn đề. Nếu muốn duy trì trạng thái ở chung lâu dài bạn cần thẳng thắn nói rõ quan điểm của mình. Hầu hết những rắc rối nảy sinh giữa những người cùng phòng đều xuất phát từ việc thiếu sự giao tiếp và không thẳng thắn với nhau. Hãy trực tiếp trao đổi với bạn cùng phòng về vấn đề mà cả hai đang gặp phải để có thể cải thiện tình hình.
Đừng cố chấp nhận chịu đựng sự trái tính trái nết của người khác, khi họ không chịu thay đổi!
Nếu không thích, đừng ngại ngần, nói rõ ràng với bạn cùng phòng, rằng bạn không thích câu chuyện của mình trở thành câu chuyện chung tất cả mọi người đều biết và bàn tán. Có những việc bạn chỉ muốn tâm sự với vài người và muốn được tôn trọng cái sự riêng tư đó. Chắc hẳn khi bạn thẳng thắn chia sẻ như vậy, bạn cùng phòng chắc hẳn sẽ tự biết tiết chế bản thân hơn!
Nếu quá giới hạn chịu đựng, đừng ngại ngùng "say goodbye"
Trong trường hợp mọi biện pháp đều không thành và bạn cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống phải luôn dè chừng mọi chuyện như vậy thì hãy suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề có nên tiếp tục ở chung? Một mối quan hệ bạn không cảm thấy thoải mái, thậm chí có phần khó chịu thì ắt hẳn sẽ không được lâu dài. Vì tính cách mỗi người, không phải cứ muốn là thay đổi được nó cần thời gian dài hoặc rất dài, và đôi khi nó sẽ mãi như thế!
Đừng cố chịu đựng sự trái tính trái nết của người khác, khi họ không chịu thay đổi và bạn luôn là người chịu đựng. Khi bạn buông tay, họ có thể sẽ nhận ra vấn đề của bản thân hoặc cũng có thể không, nhưng bạn thì đỡ phiền toái đi rất nhiều!