Phạm Hoàng Thu Uyên
Phạm Hoàng Thu Uyên sinh năm 1997, cựu sinh viên chuyên ngành Quản trị Kinh doanh - ĐH FPT Hà Nội. Ngay từ thời sinh viên, Thu Uyên đã có thu nhập "khủng" dao động từ 80 - 200 triệu/tháng nhờ việc kinh doanh mỹ phẩm. Sở hữu ngoại hình sáng cùng nụ cười tươi tắn cũng giúp cô nàng đa tài này lấn sân sang lĩnh vực chụp hình và "bỏ túi" một số tiền kha khá.
Ngay từ năm nhất, Thu Uyên đã bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm. Sở hữu ngoại hình sáng cùng nụ cười tươi tắn, cô nàng lấn sân làm mẫu ảnh, công việc kinh doanh và chụp hình đã giúp Uyên thu về từ 80 - 200 triệu/tháng. Sau khoảng 2 năm kinh doanh và có lượng khách ổn định, Thu Uyên muốn có sự bứt phá nên đã tạm dừng kinh doanh dù cửa hàng vẫn hoạt động tốt. Thế nhưng, Uyên muốn tạo ra những sản phẩm, dịch vụ nhiều giá trị gia tăng và có sức ảnh hưởng hơn là kiếm tiền.
Cô nàng khiến nhiều người bất ngờ khi xuất hiện với vai trò BTV của ANTV
Thu Uyên trở thành Marketing Manager cho đơn vị chiến lược về Blockchain ở tuổi 21, đồng thời còn là Managing Partner của một công ty truyền thông
Nhưng bất ngờ nhất có lẽ là "cú cua" cực gắt khi cô trở thành BTV-MC của Đài Truyền hình CAND. Uyên cho biết mình đã phải vượt qua gần 200 hồ sơ và 6 tháng chờ đợi, thử thách để được làm việc tại Đài Truyền hình. Thu Uyên chia sẻ: "Chắc chắn là mình sẽ 'đuối' hơn một số khía cạnh so với những người được đào tạo bài bản về nghề MC. Nhưng mình tin bản thân có thế mạnh như kiên trì và nhất quán đến khi đạt được mục tiêu hay có thể trực tiếp sản xuất, sáng tạo nội dung. Uyên tin rằng khán giả cũng sẽ đón nhận mình như một MC truyền hình 'phi truyền thống' với tất cả những ưu thế và hạn chế của cá nhân".
Những cơ hội hiện tại cho Uyên được dấn thân sâu vào lĩnh vực Marketing, Truyền thông, Truyền hình
Nguyễn Thanh Nhàn
Nguyễn Thanh Nhàn - "Hot girl Ngôn ngữ Nhật" ĐH FPT Hà Nội hiện đang giữ vị trí và Trưởng phòng Kinh doanh tại một công ty bất động sản. Đồng thời, cô nàng cũng phụ trách công việc Presale & Customer care (Chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng) tại một tập đoàn công nghệ đình đám tại Việt Nam.
Thanh Nhàn là cựu sinh viên K12 chuyên ngành Ngôn ngữ Nhật tại ĐH FPT Hà Nội
144.320 Yên/tháng (khoảng 30 triệu đồng) là mức lương mà nhiều người phải nỗ lực phấn đấu nhiều năm sau khi ra trường. Nhưng ngay từ khi còn là sinh viên năm 2, Thanh Nhàn đã bỏ túi kha khá kinh nghiệm về phỏng vấn cũng như vốn tiếng Nhật, tiếng Anh để chinh phục nhà tuyển dụng Nhật Bản. Thông qua chương trình Exchange của phòng IC-PDP, cô nàng đã trúng tuyển vào công ty Moopoon với thu nhập đáng mơ ước.
Thanh Nhàn khẳng định ĐH FPT là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn của mình vì không chỉ được trang bị kiến thức mà còn có nhiều hoạt động trải nghiệm thiết thực, hoàn thiện bộ kỹ năng mềm cho sinh viên
Tích cực tham gia hoạt động ngoại khóa thời sinh viên giúp Thanh Nhàn trở nên năng động, tự tin hơn, học hỏi được nhiều điều trong công việc và cuộc sống
Nguyễn Bảo Ngọc
Ngay từ khi còn nhỏ, Bảo Ngọc đã được bố mẹ giáo dục tư duy trưởng thành một cách độc lập, đó là lý do mà tính cách của cô nàng khá mạnh mẽ và quyết đoán. Bước vào cấp 3, Ngọc đã bắt đầu thử sức ở lĩnh vực kinh doanh dưới sự dìu dắt của ba mẹ và sau 18 tuổi, với cá tính như vậy, cô nàng đã muốn được thoả sức xây dựng ước mơ, thực hiện những đam mê của riêng mình.
Ngoài tình yêu lớn dành cho nghệ thuật, nàng hoa khôi còn đặc biệt yêu thích kinh doanh và hiện đang cùng mẹ quản lý công ty riêng của gia đình
Bảo Ngọc bộc bạch rằng nếu niềm đam mê của mình là thời trang thì phát triển sự nghiệp y dược của gia đình lại là trách nhiệm. Sau khi doanh nghiệp của gia đình gặp biến cố lớn và sự nghiệp của bố còn dang dở, Bảo Ngọc quyết tâm học hỏi và xây dựng tiếp sự nghiệp truyền thống của bố mình để lại.
Hiện tại, cô nàng vừa theo đuổi kinh doanh thời trang, vừa lập kế hoạch phát triển chuỗi cửa hàng về các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp từ thảo dược thiên nhiên cao cấp để phát huy truyền thống y học của gia đình cũng như mang lại nhiều lợi ích cho xã hội
ĐH FPT là một sân chơi khác biệt giúp Ngọc phát triển tất cả những kỹ năng quan trọng, trang bị đầy đủ mọi phương tiện trước khi ra trường và tham gia bài thi cuối cùng được gọi là "trường đời"