Những chiếc cầu Ô Thước giữa Sài Gòn mùa Covid-19

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 14/08/2021
Chia sẻ

Chưa bao giờ, chữ "khoảng cách" lại trở nên chân thực đến thế. Khoảng cách giữa những rào chắn, dây giăng, giữa những chấm đỏ trên bản đồ thành phố, giữa lời hứa hẹn "khi nào hết dịch ta lại gặp nhau"…

Sài Gòn đang trải qua những ngày lạ lùng nhất. Ở nơi đất chật, người đông mà mọi người…không gặp được nhau.

Có người con nửa năm rồi chưa được về nhà, dù nhà chỉ cách Sài Gòn một tiếng đi xe máy. Giờ đây cả nhà chỉ nhìn nhau qua màn hình điện thoại, những cái ôm thay bằng lời dặn "nhớ cẩn thận nghe con!", những bữa cơm nóng mẹ nấu thay bằng thùng rau củ quả mẹ gói ghém gửi lên. Nhớ mẹ, nhớ nhà nhưng không làm gì được.

Có cặp đôi ở Bình Thạnh với Phú Nhuận mà phải… yêu xa, hai tháng trời chẳng gặp được nhau. Mỗi ngày bao nhiêu tin nhắn cũng không vơi nỗi nhớ.

Cũng có cả gia đình trong những xóm trọ nghèo, bị "cách ly" khỏi công việc, khoảng cách giữa bên trong rào chắn và bên ngoài đường lớn thì xa, nhưng khoảng cách với "cơn đói" thì gần, vì hũ gạo ở nhà cứ vơi dần.

Những chiếc cầu Ô Thước giữa Sài Gòn mùa Covid-19 - Ảnh 1.

Sài Gòn, những ngày thật khác!

Có ai đó nói, sống giữa Sài Gòn mà cứ như Ngưu Lang, Chức Nữ, chờ được bắc cầu Ô Thước…

Còn Sài Gòn, không biết có chiếc cầu này không?...

Có chứ!

Sài Gòn lúc nào cũng có đủ chỗ cho tất cả mọi người, thì những nhịp cầu nối những trái tim về lại với nhau, sao lại thiếu được những nhịp cầu!

Những ngày qua, dù thiếu thốn khó khăn trăm bề, nhưng chưa bao giờ những trái tim "chịu thua" khoảng cách.

Có những tấm lòng từ khắp mọi nơi, theo các chuyến xe hàng cứu trợ đổ về Sài Gòn, vì "Sài Gòn đã giúp mình nhiều, nay thành phố cần, mình phải tiếp thêm chút sức".

Có các bạn tình nguyện viên mỗi ngày "đứng chốt", giữ gìn những "vùng xanh", trở thành nhịp cầu chuyển đồ từ bên ngoài vào trong các con hẻm cho từng nhà.

Có đội ngũ y bác sĩ ngày đêm chống dịch, nối một nhịp cầu, bảo vệ từng hơi thở cho bệnh nhân F0.

Những chiếc cầu Ô Thước giữa Sài Gòn mùa Covid-19 - Ảnh 2.

Có những người "giao liên" shipper, trở thành cầu nối giữa mạnh thường quân và người được giúp đỡ trên khắp Sài Gòn

Như mới đây, tạm gác lại mục tiêu kinh doanh, Ứng dụng đặt xe Be ra mắt chiến dịch "Thành phố gọi, Be sẵn sàng", góp thêm những nhịp cầu để nghĩa tình không bao giờ bị đứt đoạn giữa mọi người.

Tổng đài thiện nguyện của Be luôn mở để lắng nghe, ghi nhận mọi lời mong mỏi được hỗ trợ của bà con và đưa đến cơ quan chức năng, kịp thời giúp đỡ bà con sớm nhất. Bên cạnh đó, các mạnh thường quân mong muốn được trợ lực cho Sài Gòn, cũng có thể gửi thông tin đến Be, mọi người sẽ trở thành cầu nối cho người muốn trao và người cần nhận.

Đặc biệt, các bác tài Be tình nguyện trở thành đội ngũ "giao liên", chuyên chở nhu yếu phẩm đến các khu vực khó khăn, vận chuyển mẫu vật phẩm y tế và chở người hoàn thành cách ly tập trung tại các thành phố. Những bác tài ngày thường hỗ trợ đưa khách đến nơi, về đến chốn, đến mùa dịch lại tiếp tục nối dài hành trình của mình, trên xe là những nghĩa tình cũng được "đi đến nơi, về đến chốn".

Những chiếc cầu Ô Thước giữa Sài Gòn mùa Covid-19 - Ảnh 3.

Thêm một nhịp cầu, là thêm cơ hội nối dài những mạch ngầm của sức sống gửi trao khắp mọi nơi trong dịch bệnh, để không ai bị bỏ lại, không ai bị "cách ly"

Mùa thất tịch năm nay, tụi mình có thể sẽ nấu chè đậu đỏ, nhưng không mong có người yêu, mà mong sớm ngày gặp được nhau giữa phố xá đông vui. Mong mình trở thành một nhịp cầu nhỏ, cùng mọi người nối liền khoảng cách, mong những chuyến xe nghĩa tình từ Be vẫn tiếp tục lăn bánh trên đường, trở thành chiếc "Cầu Ô Thước" cho nghĩa tình đến được gần nhau.

Be tiếp nhận thông tin cần giúp đỡ qua ứng dụng gọi xe Be, mục "Cần hỗ trợ" hoặc tổng đài 1900 232 345. Đối với người cần hỗ trợ: Chọn nhánh số 0. Đối với người muốn giúp đỡ cộng đồng: Chọn nhánh số 4. Xuyên suốt chương trình, tổng đài Be sẽ luôn trực chờ, sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày