Harvard - ngôi trường danh giá và nổi tiếng bậc nhất thế giới mà hầu như tất cả mọi người đều biết. Thế nhưng, ngoài sự khắt khe và chuẩn mực, còn rất nhiều điều thú vị về ngôi trường số 1 thế giới này mà không phải ai cũng biết.
Bức tượng của John Harvard có thể coi là một biểu tượng dễ nhận biết nhất tại Đại học Harvard, là bức tượng được chụp nhiều thứ 3 tại Mỹ nhưng nó thường được sinh viên gọi là "Bức tượng Dối trá" bởi dòng chữ "John Harvard, Nhà sáng lập, 1638”. Thứ nhất, John Harvard là nhà tài trợ chính của trường đại học, quyên góp tiền để đảm bảo rằng trường sẽ mang tên của ông nhưng bức tượng đã gắn nhãn ông với tư cách là người sáng lập trường. Nó cũng nói rằng trường đại học được thành lập vào năm 1638 trong khi thực sự ngôi trường được mở cửa vào năm 1636. Cuối cùng, tác phẩm điêu khắc thậm chí không phải John Harvard, mà là một sinh viên tên là Sherman Hoar.
Hằng năm, khi chuông đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm báo hiệu một học kỳ đã kết thúc, sinh viên Harvard có truyền thống chạy bộ, hò hét, uống bia, nhảy múa trong tình trạng "trần như nhộng" như một cách để thể hiện sự tự do và thoải mái trong khi trước đó, giữa kì thi căng thẳng, sinh viên thường mở cửa hò hét giữa đêm để giải tỏa, một truyền thống vẫn được gọi là "Chứng tâm thần nửa đêm".
Đây là hệ thống gồm 79 thư viện với khoảng 3,5 triệu cuốn sách và chiều dài của các kệ sách nếu xếp lại sẽ lên đến 57 dặm. Thư viện gồm 4 tầng dưới lòng đất do nhu cầu mở rộng nhưng không còn diện tích trên mặt đất. Đây cũng chính là thư viện lớn nhất nước Mỹ hiện nay.
Ai cũng biết Harvard có rất nhiều tiền, nhưng bạn có biết số tiền quyên góp mà họ nhận được lớn đến mức nào không? Khoảng 37,6 tỷ USD. Đây là nguồn tài trợ học thuật lớn nhất thế giới và bỏ xa hai cái tên ngay tiếp theo sau là Đại học Yale và Đại học Texas.
Harvard là một trường Ivy League, một thuật ngữ để gọi 8 trường tám trường cao đẳng và đại học ở Đông Bắc nước Mỹ bao gồm Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Đại học Dartmouth, Đại học Pennsylvania, Đại học Princeton và Đại học Yale. Các trường đại học này được biết đến với chất lượng học tập cực cao và thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới. Thế nhưng "Ivy" thực chất lại là tên gọi của một truyền thống đã có từ năm 1800. Đầu năm học, các sinh viên sẽ trồng những cây thường xuân trong khuôn viên trường.
Trong khi bạn đã có thể nhìn thấy rất nhiều bộ phim về Đại học Harvard nhưng dường như không có bất kỳ đoàn làm phim nào được quay trong sân trường. Từ năm 1970, trường đã có chính sách nghiêm ngặt về việc không cho phép các đoàn máy ảnh, máy quay phim xuất hiện trong khuôn viên trường. Do số lượng yêu cầu quay chụp mà nhà trường nhận được đôi khi lên đến 5 lần mỗi tuần nên họ tin rằng có các đoàn làm phim Hollywood xuất hiện trong khuôn viên trường sẽ gây phân tâm đối với sinh viên. Chính sách này khá nghiêm ngặt những đôi lúc cũng không ngăn chặn được một số đoàn quay phim từ trên cao.
Cổng vào chính của trường Harvard là cánh cổng Johnston, không như các cổng phụ khác, cổng Johnston đóng quanh năm ngày tháng và chỉ mở ra 2 lần mỗi năm.
Trong suốt những tháng ngày học tập tại Harvard, mỗi sinh viên chỉ đi qua cổng này đúng 2 lần: Một lần trong ngày nhập trường và một lần trong ngày tốt nghiệp. Sinh viên Harvard tin rằng nếu đi qua cánh cổng này quá 2 lần thì sẽ gặp xui xẻo đủ đường.
Vì thế, tuy cổng Johnston không bao giờ khóa, nhưng nó luôn lặng lẽ và hiu quạnh từ hàng trăm năm nay.
Năm 1858, 2 thành viên của câu lạc bộ đua thuyền Harvard là Charles Eliot và Benjamin Crowninshield đã mua 6 chiếc khăn mùi-xoa màu đỏ tươi để lau mồ hôi cho cả đội, sau khi cuộc đua kết thúc và giành chiến thắng, những chiếc khăn ướt nhẹp đã biến thành màu đỏ sẫm (crimson). Charles sau này đã trở thành hiệu trưởng của trường và màu đỏ sẫm được bình chọn trở thành màu đại diện cho Harvard đến tận ngày hôm nay, đại diện cho sự cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ sinh viên.