Nhóm khách hàng “chịu chi chịu chơi” khiến các “ông lớn” ngành chứng khoán phải theo đuổi

Quang Vũ, Theo Phụ nữ số 08:00 16/08/2023

Gen Z đã và đang dần chiếm tỷ lệ lớn trong thị trường lao động. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp 1/3 lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam.

Dự báo thị trường chứng khoán nửa cuối năm, giới phân tích bày tỏ sự lạc quan về sự phục hồi của doanh nghiệp và các chính sách mới về tín dụng, đầu tư công… Theo chuyên gia từ Chứng khoán Mirae Asset, chính dòng tiền mới (F0) đã hỗ trợ thị trường giai đoạn gần đây, trong bối cảnh nhà đầu tư nước ngoài không có động thái mua ròng rõ ràng.

Đây cũng là động lực dài hạn cho ngành tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, khi chiếm đa số trong nhóm F0 là thế hệ tiêu dùng mới (gọi chung là GenZ, được đánh giá là liều lĩnh, chịu chi và chóng thay đổi hơn).

Đối tượng mới mà MAS đang theo đuổi

Thực tế, "đối tượng GenZ" là cụm từ được nhiều lĩnh vực quan tâm, chứ không riêng chứng khoán. Đây là nhóm khách hàng trẻ tiềm năng bởi họ hội tụ đầy đủ các yếu tố mang đến sự bùng nổ trong cách thức trải nghiệm sản phẩm dịch vụ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2025, Gen Z dự kiến sẽ đóng góp 1/3 lực lượng trong độ tuổi lao động tại Việt Nam, họ sẽ sớm trở thành khách hàng tiềm năng lớn nhất của các công ty tài chính, tiêu dùng và cả bảo hiểm. Do đó, xu hướng đón đầu nhóm GenZ của các doanh nghiệp đang dần rõ nét trong năm 2023, mà tiên phong là nhóm tài chính, tiêu dùng.

Tại mảng tài chính, xu hướng chung là ra mắt sản phẩm "cá nhân hoá" cho đối tượng này. Các ngân hàng, công ty tài chính lần lượt tung chương trình số tài khoản thế hệ mới (chọn số theo sở thích, gắn tên định danh).

Tương tự, các công ty chứng khoán cũng nhanh chóng bắt nhịp khi cho ra mắt tài khoản số đẹp, tự chọn cho khách hàng mới. Đơn cử, Chứng khoán Mirae Asset vừa triển khai chương trình mở tài khoản số đẹp miễn phí, trong đó khách hàng có thể tùy chọn tài khoản 6 số theo số ngày sinh, số kỷ niệm hoặc số có ý nghĩa của riêng cá nhân mình.

Nhóm tiêu dùng, truyền thông trên mạng xã hội cũng như mua sắm, giải trí được chú trọng hơn. Khi, các nhãn hàng hiểu được Gen Z dành 24-48 giờ/ tháng cho TikTok; khoảng 83% Gen Z mua sắm trên mạng xã hội… Khuyến mãi, hoàn tiền, đa tiện ích trên 1 điểm chạm cũng là những "mồi câu" hiệu quả cho đối tượng này.

Nhóm khách hàng “chịu chi chịu chơi” khiến các “ông lớn” ngành chứng khoán phải theo đuổi - Ảnh 1.

Chân dung khách hàng Gen Z: "Chịu chi chịu chơi" nhưng "cả thèm chóng chán"

Lãnh đạo các doanh nghiệp nhìn chung đều nhìn nhận Gen Z rất am hiểu công nghệ, tiếp cận và xử lý thông tin nhanh chóng. Họ có nhu cầu cá nhân hóa rất cao như một cách thể hiện chất tôi của mình. Ngoài ra, vì còn trẻ nên Gen Z sẵn sàng học hỏi, trải nghiệm lĩnh vực mới mà không ngại rủi ro.

"Riêng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, khách hàng Gen Z chính là tệp khách hàng tiềm năng và sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất trong tương lai không xa. Với đặc điểm như đã nói bên trên về GenZ thì lĩnh vực đầu tư chứng khoán có khá nhiều sức hút với Gen Z, họ tiếp cận thông tin đầu tư rất nhanh chóng, và với đầu óc phân tích sắc bén họ biết cách tính toán, đi tìm sự ổn định bền vững về tài chính cá nhân từ rất sớm thông qua các cơ hội đầu tư trên thị trường này", theo bà Lê Thị Thanh Tâm – Giám Đốc Chiến Lược Chứng khoán Mirae Asset.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, vì ở lứa tuổi trẻ nên thế hệ Gen Z chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư và trải nghiệm thực tế. Theo bà Tâm, Gen Z đúng là thế hệ sáng tạo, liều lĩnh, và phần nào đó đúng khi nói họ mau nhàm chán và dễ từ bỏ. Đây chính là động lực và thử thách cho các công ty phải không ngừng sáng tạo đổi mới cách thức trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, và phải bắt nhịp đúng "trend" của họ.

"Sự thay đổi của Gen Z rất đa dạng nên để nắm bắt thói quen đầu tư của họ không đơn giản, chúng tôi lấy kim chỉ nam là đi theo xu hướng ưa thích trong trải nghiệm của Gen Z để thay đổi phát triển sản phẩm dịch vụ của mình như chú trọng phát triển không ngừng cải tiến sản phẩm công nghệ", bà nói thêm.

Trở lại với thị trường chứng khoán, VN-Index đã một sóng tăng dài duy trì trong 3 tháng từ mức 1.040 điểm lên mức 1.200 điểm, với sự cải thiện mạnh của dòng tiền. Điểm thuận lợi của thị trường là việc giảm lãi suất dự được duy trì, cũng như chính sách thúc đẩy kinh tế mạnh tay của Chính phủ. Theo đó, kỳ vọng kết quả kinh doanh chung nửa cuối năm 2023 sẽ hồi phục rõ ràng hơn 6 tháng đầu năm.

Cũng theo vị này, những nhịp điều chỉnh nếu có trong thời gian tới là cần thiết để tạo nên một nhịp tăng dài hạn hợp lý. Động lực bứt phá của thị trường trong quý 3 và quý 4 sẽ phụ thuộc lớn vào dòng tiền mới của nhóm nhà đầu tư cá nhân (tương tự diễn biến năm 2020 và 2021).