21h, anh Nguyễn Văn Long thay bộ đồ bảo hộ y tế, rửa mặt rồi vội vã ăn cơm tối. Anh là cán bộ trực chốt tại điểm phong toả ở TP.HCM. Gần một tháng qua, anh không được về Vĩnh Long thăm vợ con, từ sớm đến khuya đều tất bật đảm bảo nhiệm vụ của mình.
Khi được hỏi rằng có mệt không, anh Long cười xòa và đáp:
"Mệt chứ, trời nắng nóng cả ngày. Giờ tôi nhớ mùi cồn khử khuẩn hơn là mùi cơm vợ nấu. Nhưng mà cũng vui, bà con hay cho đồ ăn, cứ ra vô lại cảm ơn. Tôi cũng cảm ơn bà con lắm vì đã cùng chung tay với lực lượng".
Một khu phong toả tại TP.HCM (Ảnh minh hoạ)
Cũng một tháng qua, cô Bùi Thị Lan không còn bán được nhiều bánh mì nữa. Người mẹ đơn thân lo lắng không kiếm đủ tiền trang trải phòng trọ và tiền thuốc cho con.
Nhưng trong lúc cô Lan chật vật, nhiều nhân viên làm việc tại nhà máy gần nhà cô đã có sáng kiến để giúp đỡ. Họ xin số điện thoại của cô để đặt đồ ăn. Mỗi sáng, cô Lan gom đơn rồi chạy xe đến nhà máy giao hàng. Người phụ nữ cho rằng mình thật sự may mắn.
"Cô đâu có biết bán hàng trên mạng đâu. May sao có các cô cậu khách quen góp ý là bán qua số điện thoại thế này, dù không được nhiều như trước nhưng như thế là quá tốt rồi. Đâu có nghĩ mình được quan tâm đến vậy. Không biết cảm ơn sao cho đủ", cô Lan nói.
Đường phố TP.HCM vắng vẻ trong đợt dịch thứ 4 bùng phát (Ảnh minh hoạ)
Lời cảm ơn của anh Long, cô Lan là 2 trong số vô vàn lời cảm ơn chân thành được trao gửi trong giai đoạn TP.HCM phải căng mình chiến đấu với dịch bệnh. Trên hành trình thực hiện chiến dịch "#Thank you, Vietnam!", VinaPhone đã được lắng nghe rất nhiều lời cảm ơn như thế.
Đó là lời cảm ơn của bà Út, người phụ nữ gù lưng bán vé số gửi đến mạnh thường quân đã tặng mình những bữa ăn ấm áp. Đó còn là lời cảm ơn của Quân, cậu thanh niên 18 tuổi mất việc do dịch bệnh được chủ nhà trọ giảm nửa tiền thuê phòng.
Dường như khi cả thành phố phải giãn cách, những lời cảm ơn càng được gửi gắm nhiều hơn, mang những trái tim sát lại gần. Bởi lẽ trong hoạn nạn, sự che chở và giúp đỡ cho nhau càng hiện hữu rõ rệt. Mỗi người đều cảm thấy biết ơn thật sự và lời cảm ơn từ đó cũng nói ra thật tự nhiên, chân thành.
Người ta vẫn nói rằng "Hoa trong nghịch cảnh là bông hoa đẹp nhất. Người đáng yêu nhất là người dịu dàng giữa thịnh nộ". TP.HCM cũng đang trong cơn nghịch cảnh khi dịch bệnh gây áp lực lên mọi mặt của cuộc sống. Nhưng người dân tại thành phố hào sảng này vẫn biết cách dịu dàng tương trợ cho nhau, để cho vật chất dẫu có khó khăn thì giữa người và người luôn đầy ắp tình cảm.
Đó cũng chính là thông điệp mà VinaPhone mong muốn được truyền tải qua chiến dịch "#Thank you, Vietnam!". VinaPhone tin tưởng rằng lời cảm ơn mang sức mạnh to lớn, đầy quý trọng để nâng đỡ tinh thần tất cả chúng ta, không riêng ở TP.HCM mà còn trên cả nước trong tình hình dịch bệnh.
Lời cảm ơn được nói ra để thể hiện tấm lòng biết ơn, là sự động viên, khích lệ để mỗi người có thêm niềm tin, vững tâm bước qua đại dịch. Lời cảm ơn còn là lối ứng xử đầy văn minh giữa cộng đồng, là một nét văn hóa giao tiếp hết sức tốt đẹp. Khi chúng ta nói điều này với một sự chân thành thì sẽ nhận về những hiệu ứng tích cực từ những người xung quanh.
Qua hashtag #ThankyouVN_TWDoan_VinaPhone, chiến dịch "#Thank you, Vietnam!" hạnh phúc khi được chung tay lan toả lời cảm ơn và năng lượng tích cực đến người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Cảm ơn là văn hoá sống văn minh, tích cực với tất cả mọi người. Với 1 triệu lời cảm ơn được khởi tạo đầu tiên, gửi đến người nhận và share lên Facebook kèm hashtag #ThankyouVN_TWDoan_VinaPhone, VinaPhone sẽ dành lời cảm ơn trị giá 5 tỷ đồng để xây nhà cho những hoàn cảnh khó khăn.
Hãy chung tay lan toả văn hoá cảm ơn đến cộng đồng và giúp đỡ những người thiếu may mắn cùng "#Thank you, Vietnam!" nhé!
Những lời cảm ơn chân thành luôn tạo ra những cảm xúc tốt đẹp dành cho đối phương.
Khi chúng ta cùng nhau lan toả 1 triệu lời cảm ơn, quỹ 5 tỷ đồng sẽ được VinaPhone đóng góp nhằm xây nhà cho những hoàn cảnh khó khăn.
Gửi thông điệp cảm ơn đầy chất riêng của bạn ngay bây giờ tại http://thankyouvietnam.com.vn/