Ca sĩ Castrato là danh từ để chỉ các nam ca sĩ nhạc cổ điển với chất giọng cực cao, ngang với giọng Soprano cao nhất ở nữ.
Để đạt được kì tích như vậy, họ đã chấp nhận việc bị thiến ngay từ khi còn nhỏ hoặc do mắc phải chứng rối loạn nội tiết tố khiến quá trình dậy thì không thể diễn ra như bình thuờng.
Vào năm 1686, Giáo Hoàng Innocent XI đã ban lệnh cấm phụ nữ xuất hiện trong các dàn đồng ca nhà thờ hay biểu diễn trên sân khấu.
Tuy tồn tại từ trước thế kỷ thứ 6, song các ca sĩ Castrato không phổ biến tại châu Âu vì Nhà thờ đã cấm việc cắt bỏ những bộ phận trên cơ thể con người. Đồng thời, cũng có khá nhiều nữ ca sĩ Soprano nổi tiếng đang "thống trị" thị trường âm nhạc mới mẻ này.
Vào năm 1686, Giáo Hoàng Innocent XI bất ngờ ban lệnh cấm phụ nữ xuất hiện trong các dàn đồng ca nhà thờ hay biểu diễn trên sân khấu. Điều này tạo ra một khoảng trống rất lớn cho các sân khấu và dàn đồng ca nhà thờ tại châu Âu, đặc biệt là vị trí đòi hỏi chất giọng cực cao.
Quy trình "tịnh thân" đầy nước mắt của những bé trai chưa kịp lớn
Để có thể khỏa lấp sự thiếu vắng ấy, người ta đã tìm đến những ca sĩ Castrato. Tuy nhiên, ca sĩ có giọng Castrato tự nhiên cũng không hề nhiều.
Nhằm tăng thêm nguồn cung, nhiều ông bầu đã tự mình tạo ra hàng loạt giọng ca vàng bằng cách "tịnh thân" các bé trai ngay từ khi còn nhỏ.
Trào lưu này thường diễn ra chủ yếu tại Ý, nơi mà các Nhà thờ luôn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Các ông bầu sẽ tìm tới những khu dân cư nghèo khổ và tuyển chọn các bé trai chưa dậy thì trong độ tuổi từ chín tới mười để tiến hành huấn luyện thành ca sĩ Castrato.
Dụng cụ "phẫu thuật" không đảm bảo vệ sinh của các bác sĩ tại chợ đen.
Do cuộc sống nghèo khổ, nhiều bậc phụ huynh đã tình nguyện để con trai mình đi theo ông bầu với mong ước chúng có thể kiếm thật nhiều tiền để giúp đỡ gia đình trong viễn cảnh nghèo khó như hiện nay.
Vì Nhà thờ vẫn nghiêm cấm việc cắt bỏ bộ phận trên cơ thể con người, các ông bầu liền nghĩ ra lý do rằng những cậu bé ấy đã gặp phải tai nạn đáng tiếc như bị lợn nhà cắn hoặc lợn rừng húc dẫn tới việc bị mất tinh hoàn.
Trên thực tế, các em lại phải trải qua quá trình "tịnh thân" rất kinh khủng và bị đưa ngay tới một cơ sở hành nghề y tại chợ đen để biến hình thành... con gái.
Cuộc sống không khác gì địa ngục
Thay vì được tiêm thuốc mê như bình thường, các bé trai em sẽ phải ngâm nước thuốc và hút cần sa nhằm phân tán tư tưởng trước giờ "hành quyết".
Sau khi đứa trẻ đã mê man, họ tiến hành đập dập tinh hoàn, rạch bẹn để lấy phần tinh hoàn bị tổn hại ra ngoài rồi cắt đứt ống dẫn tinh một cách nhanh chóng. Kể từ đó, những bé trai này không thể dậy thì và cũng không bị vỡ giọng nữa.
Alessandro Moreschi (1858-1922) được mệnh danh là "Thiên thần của Rome", ca sĩ Castrato cuối cùng phục vụ cho dàn đồng ca Nhà nguyện Sistine.
Do thiếu đảm bảo vệ sinh trong quá trình phẫu thuật, nhiều bé trai đã bị ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý hoặc thậm chí tử vong ngay trước khi trở thành một ca sĩ thực thụ.
Nếu may mắn sống sót, đa phần các em chỉ có thể đứng hát dưới cái bóng của những ca sĩ vô danh trong dàn đồng ca nhà thờ mà thôi.
Dĩ nhiên, rất ít người trở nên nổi tiếng trên sân khấu opera và được đi lưu diễn vòng quanh châu Âu như viễn cảnh mà các ông bầu từng hứa hẹn.
Hơn 4.000 trẻ em nam bị "tịnh thân" trên khắp châu Âu
Tới cuối thế kỷ 18, do những thay đổi về chính trị tại Ý nên việc "tịnh thân" trẻ em để đào tạo thành ca sĩ Castrato đã hoàn toàn bị nghiêm cấm với mức phạt nặng nề.
Sau đó, Nhà thờ lại gỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ xuất hiện trên sân khấu và trong các dàn đồng ca nhà thờ khiến số lượng ca sĩ Castrato ngày càng giảm dần và cuối cùng là gần như biến mất.
Năm 1878, Giáo Hoàng Leo XIII còn cấm vận các nhà thờ tuyển thêm ca sĩ Castrato, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như dàn đồng ca Nhà nguyện Sistine. Tới năm 1903, việc sử dụng ca sĩ Castrato tại các nhà thờ hoàn toàn chấm dứt khi Giáo Hoàng Pius X ra sắc lệnh chỉ được dùng trẻ em trong các dàn đồng ca đơn thuần.
Trong suốt gần hai thế kỷ tồn tại của "thời đại Castrato", đã có khoảng 4.000 trẻ em nam bị cắt bỏ bộ phận nhạy cảm trên khắp châu Âu.