Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ

Hà Bích Ngọc, Theo Trí Thức Trẻ 11:22 01/02/2021

Căn hộ tập thể bí bách, nhiều ruồi muỗi được cải tạo với chi phí 400 triệu để trở thành không gian sống và làm việc thoải mái, tiện nghi.

Căn hộ được team kiến trúc sư Minh Tuấn cải tạo nằm ở tầng một của 1 khu tập thể cũ tại Phương Mai, Hà Nội. Tổng diện tích căn hộ là 70m2, trong đó 16,5m2 được dành cho sân vườn và 53,5m2 để sử dụng.

Chủ nhà là một cô giáo dạy tiếng Nhật và có một trung tâm dạy học tại nhà. Do sống độc thân nên chị muốn biến căn hộ thành nơi vừa để ở, làm việc và dạy học, đồng thời cũng là nơi sinh viên có thể gặp gỡ giao lưu, chia sẻ ngôn ngữ cũng như văn hóa Nhật Bản. Không gian đảm bảo tính riêng tư nhưng vẫn phải sôi động.

Căn hộ tập thể trước và sau cải tạo

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 2.
Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 3.

Không gian mới thoáng đãng, thoải mái

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 4.

Theo anh, nhìn chung, với các căn tập thể cũ được xây dựng từ thế kỉ trước, khó khăn lớn nhất đối với việc cải tạo là hiện trạng xuống cấp do không đáp ứng được nhu cầu và mật độ sử dụng hiện nay. Căn tập thể này không những bị thấm mà còn bị dột từ tầng trên xuống. Nước loang ra trần và tường tạo nên những vết ố, nấm mốc màu xanh đỏ.

Do nằm ở tầng 1, lại bao quanh bởi nhiều nhà 5 - 6 tầng xung quanh nên căn hộ rất tối. Việc thiếu ánh sáng kết hợp với không có thông gió và thấm dột làm cho nấm mốc sinh sôi, đồ đạc bị ẩm, hỏng và rất nhiều ruồi muỗi côn trùng. Những điều ấy làm cho không gian sinh hoạt rất bí bách và ảnh hưởng đến sinh khí của người ở.

Việc tìm ra nguyên nhân dột ở các khu tập thể cũ rất khó. Do vậy, kiến trúc sư chủ động sử dụng 2 lớp trần, 1 lớp là tôn để tập trung nước về khu phụ, lớp hoàn thiện là thạch cao chống ẩm. Các khu vực bị thấm dột thay vì sơn bả thì được ốp lát toàn bộ bằng gạch xương đá chống nước.

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 6.

Khu vực bếp tối giản, ngăn nắp

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 7.

Nhiều người sợ ốp tường nhìn sẽ bị lạnh giống bệnh viện, nhưng theo anh Tuấn, nếu thiết kế đúng và kết hợp với ánh sáng nội thất thì vẫn có cảm giác ấm cúng. Đồ gỗ ở các khu vực ẩm thấp (bếp) kiến trúc sư dùng gỗ nhựa để chống ẩm và mối mọt.

Các cửa sổ cố định được thay bằng loại chớp lật để tăng thông gió xuyên phòng, giúp không khí được lưu thông dễ dàng trong căn hộ. Team thiết kế cũng thay các bức tường đặc bằng tường kính giúp lấy thêm sáng vào các phòng. Tường kính cũng tạo ra các hiệu ứng ánh sáng rất hay.

Đường vào các khu tập thể như này rất nhỏ hẹp và đông người, nên đội thi công cũng gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu và trạc thải. Các khu vực công năng được giữ nguyên như hiện trạng, bao gồm 1 phòng ngủ chính (có đầy đủ tủ quần áo, bàn làm việc, giường) và 1 phòng ngủ nhỏ cho khách (sofa, giường và tủ). Phòng ngủ nhỏ có thể trở thành phòng khách khi cần. Không gian chung bao gồm bếp, phòng ăn và WC. Ngoài ra còn 1 phòng để chủ nhà dạy học tại nhà.

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 9.

Phòng ngủ ấm áp và đầy đủ công năng

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 10.

Khu vực nghỉ ngơi có kết hợp luôn bàn làm việc

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 11.
Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 12.

Team thiết kế hầu như chỉ chỉnh sửa lại diện tích phòng sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ví dụ phòng ngủ hiện trạng quá to trong khi khu vực chung lại bị nhỏ. Chủ nhà quyết định giữ lại khoảng sân sau mà không cơi nới thành phòng sử dụng dù biết ở Hà Nội tấc đất tấc vàng và nhiều nhà hàng xóm cũng làm vậy. Chị cho rằng để có 1 khoảng sân như vậy tại nội thành Hà Nội bây giờ khó lắm. Vì vậy, khoảng sân giúp lấy sáng vào trong nhà và cũng sẽ là nơi để chị tụ tập bạn bè ăn uống ngoài trời.

Quá trình cải tạo mất 2 tháng với chi phí dao động khoảng 400 triệu trừ thiết bị điện tử. Từ kinh nghiệm cá nhân, anh Tuấn thấy rằng các công trình cải tạo sẽ có rất nhiều vấn đề, đặc biệt là chung cư cũ kiểu này. Vậy nên rất cần sự tin tưởng và phối hợp giữa bên thiết kế, thi công và chủ nhà để có kết quả tốt đẹp.

Khu vực dạy học

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 15.

Khu vực sân sau

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 16.

Nguồn: March Architecture & Luke Nguyen Lab

Ảnh: Abluebird Photography

Nhà tập thể cũ của cô giáo Hà Nội lột xác đẹp gọn gàng, tinh tươm, nhìn tối giản nhưng tinh tế không ngờ - Ảnh 17.