Người Tây Nguyên quay quắt trong "chảo lửa" hạn hán lịch sử

Dũng Chí, Theo Trí Thức Trẻ 09:56 19/04/2016

Lượng mưa khu vực Tây Nguyên chỉ bằng 50-60% so với quy luật nhiều năm cộng với nắng nóng nên nguồn nước ngầm, sông, suối suy giảm. Cơn khát lịch sử đang hiện diện từng ngày trên mảnh đất Tây Nguyên.

Cây trồng chết khô, thiếu nước sinh hoạt đang là nỗi lo bao phủ khắp nhiều vùng trong tỉnh Gia Lai. Hiện có hơn 7.000 hộ thuộc địa bàn các huyện Chư Pưh, Chư Sê, Krông Pa, Ia Pa, Kbang, Đắk Pơ, Kông Chro, Chư Prông... thiếu nước sinh hoạt. Toàn tỉnh có 14.695 hộ với 64.289 khẩu bị thiếu đói do hạn hán gây ra trong vụ Đông Xuân 2015-2016, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 11.894 hộ với 61.186 khẩu.

Người khát, cây trồng chết khô do hạn hán ở Tây Nguyên

Còn tại Kon Tum tình hình cũng không mấy khả quan. Theo thống kê, đến đầu tháng 4, trên địa bàn tỉnh có 45 công trình nước sinh hoạt bị cạn kiệt, hạn chế cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1.176 hộ dân; có 8.274 giếng nước có khả năng bị thiếu nước, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của 10.389 hộ dân.

Đắk Lắk là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề do hạn hán. Đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 42.400 ha cây trồng bị khô hạn làm giảm năng suất từ 30-70%, trong đó, mất trắng 6.148 ha, thiệt hại ước tính hơn 1.312 tỷ đồng.

Tính chung cả Tây Nguyên đã có trên 100.000 ha cây trồng thiếu nước tưới. Trong khi đó, hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn Tây Nguyên, mực nước chỉ còn 20- 40%. Toàn vùng có trên 7.100 ha cây trồng đã dừng sản xuất do thiếu nước. Dự báo từ Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Tây Nguyên, nắng hạn vẫn còn kéo dài đến tháng 5 và tháng 6, theo đó sẽ có khoảng gần 170.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng nặng do nắng hạn.

Dưới đây là chùm ảnh ghi lại cơn khát lịch sử bao phủ Tây Nguyên.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 2.

Người dân ngậm ngùi nhìn lúa chết do hạn hán.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 3.

Một lão nông khắc khổ giữa trưa nắng ra thăm lúa.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 4.

Rẫy cà phê chết cháy làm nhiều nông dân phải bán gia tài để trả nợ ngân hàng.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 5.

Những cánh đồng nứt nẻ, có nguy cơ sa mạc hóa.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 6.

Những con đập nước lớn giờ đã khô cạn.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 7.

Người dân huyện Chư Prông (Gia Lai) đào hồ dưới lòng đập để lấy nước sinh hoạt.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 8.

Người dân huyện Chư Sê (Gia Lai) đi hàng cây số ra các con suối đục ngầu lấy nước.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 9.

Nước hiện giờ là tài sản vô giá của người dân Tây Nguyên.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 10.

Những xe nước được chính quyền vận chuyển về giải hạn cho dân.

Người Tây Nguyên quay quắt trong chảo lửa hạn hán lịch sử - Ảnh 11.

Đây được xem là đại hạn lịch sử ở Tây Nguyên.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày