Mỗi người đều có cách nghĩ khác nhau về công việc của mình, có người coi nơi làm việc là nơi nuôi sống gia đình, có người coi nơi làm việc là con đường mở rộng tầm nhìn, có người coi nơi làm việc là nơi để sống qua ngày.
Công sở có nội quy riêng, thưởng phạt nghiêm minh, rõ ràng. Làm việc vì tiền, đây là một chân lý vô cùng đơn giản, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa của việc “kiếm tiền”. Cốt lõi của nơi làm việc là lợi ích, chứ không phải bất kỳ sự ưu ái, khoan dung nào…
Người có năng lực và biết cách thể hiện khả năng ắt sẽ được cấp trên trọng dụng. Dưới đây là 5 điều ở những nhân viên được sếp trọng dụng, đồng nghiệp quý mến, có thể dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp:
Năng lực tốt, tính chuyên nghiệp cao
Các vị trí khác nhau có yêu cầu về năng lực khác nhau. Năng lực là điều cốt yếu, điều kiện không thể thiếu với một nhân viên. Ví dụ, vị trí bán hàng yêu cầu cá nhân phải có kỹ năng giao tiếp đặc biệt xuất sắc, ăn nói lưu loát, nguồn khách hàng tiềm năng đa dạng,..., tất cả đều là năng lực cạnh tranh cốt lõi. Con người không thể quá tham vọng, vừa bước chân vào công sở đã muốn thăng tiến, cần phải hình thành năng lực, tạo ra giá trị cho công ty.
Năng lực tốt, chuyên môn cao chính là tiền đề vững chắc để sự nghiệp rộng mở. Ai cũng thích bổ nhiệm người có khả năng làm việc, ai cũng thích giao thiệp với người có năng lực. Năng lực xuất sắc không chỉ giúp bạn có được chỗ đứng vững chắc ở nơi làm việc mà còn nhanh chóng tạo được sự tin tưởng, quý mến từ sếp, đồng nghiệp.
Ảnh minh họa.
Trí tuệ cảm xúc cao, hành động tích cực
Trí tuệ cảm xúc đặc biệt quan trọng ở nơi làm việc. Nếu một người chỉ quan tâm đến công việc của mình và không để ý đến đồng nghiệp, các mối quan hệ xung quanh ở nơi làm việc thì khó có thể đạt được hiệu quả công việc.
Thăng chức, tăng lương là ước mơ nhỏ nhoi của bất kỳ nhân viên nào chốn công sở. Nhưng sự nghiệp muốn đi lên thì chỉ dựa vào chăm chỉ thôi chưa đủ.
Nếu bạn muốn cải thiện địa vị của mình, bạn phải biết cách giao tiếp nhiều hơn với cấp trên. Lợi ích của việc xây dựng mối quan hệ tốt với sếp là điều hiển nhiên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hình thành mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, hãy giúp đỡ đồng nghiệp khi có khả năng.
Trí tuệ cảm xúc quyết định mối quan hệ và tầm ảnh hưởng của bạn ở nơi làm việc, muốn đi lên thì trước hết phải tạo được chỗ đứng vững chắc, tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cùng cấp, để mọi người công nhận mình. Đây là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng.
Khối lượng công việc lớn, môi trường công sở phức tạp, việc điều chỉnh cảm xúc khi làm việc với người khác cũng không phải điều dễ dàng, đó là lý do tại sao không nhiều người hòa thuận với nhau.
Ảnh minh họa.
Thái độ tốt, tầm nhìn dài hạn
Tâm lý tại nơi làm việc cũng rất quan trọng, nhiều người cảm thấy chán nản khi gặp phải những thất bại nhỏ. Theo bản chất con người, ít ai để ý đến vấn đề tâm lý nên không thể điều chỉnh tốt tâm trạng của mình. Tâm lý không tốt thì mọi việc sẽ không suôn sẻ, tâm lý sa sút nhất định sẽ khó thực hiện được mức độ công việc bình thường, chứ chưa nói đến là việc khó khăn.
Mọi thứ không phải lúc nào cũng suôn sẻ, đặc biệt là nơi công sở, sẽ luôn có đủ chuyện bất ngờ xảy ra, mấu chốt nằm ở cách bạn đối mặt với nó và tìm ra hướng đi cho mình. Phải có cái nhìn dài hạn, tâm lý vững vàng mới có thể xử lý tốt được mọi vấn đề xảy ra trong công việc nói riêng và cuộc sống nói chung.
Ảnh minh họa.
Thẳng thắn, không nhận xét sau lưng đồng nghiệp
Ở nơi làm việc, chúng ta thường bắt gặp một đồng nghiệp nói xấu đồng nghiệp khác, kiểu hành vi nói xấu sau lưng người khác này có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ giữa các cá nhân. Bởi ai cũng không muốn trở thành đối tượng bị đem ra bàn tán. Khi đồng nghiệp hay bạn bè có bất đồng với nhau, bạn có thể hẹn gặp mặt để nói thẳng và chỉ ra lý do cho sự không hài lòng của bạn. Bằng cách này, đối phương sẽ không những không tức giận mà còn đánh giá cao bạn vì điều đó.
Nói xấu sau lưng người khác không chỉ gây khó chịu cho người bị nói mà còn gây khó chịu cho người nghe. Bởi họ chắc chắn sẽ nghĩ được một điều rằng: “Lần này nói xấu người khác trước mặt tôi, lần sau nói xấu tôi trước mặt người khác”. Vì vậy, nếu chúng ta có ý kiến gì, hãy nói trực tiếp hoặc không muốn nói thì hãy giữ trong lòng, nhớ đừng bàn tán và phán xét sau lưng người khác.
Ảnh minh họa.
Không tự mãn
Có câu: “Cây cao đón gió lớn”, khi một người nổi tiếng, họ sẽ thu hút sự chú ý của người khác. Điều này cũng đúng ở nơi làm việc. Khi chúng ta rõ ràng giỏi hơn các đồng nghiệp khác hoặc được lãnh đạo đánh giá cao hơn, chúng ta dễ thu hút sự chú ý của các đồng nghiệp khác hoặc gây ra sự ghen tị của người khác. Vì vậy, ta phải khiêm tốn và thận trọng, không quá kiêu ngạo.
Nhiều người, đặc biệt là những người mới bước chân vào nơi làm việc, sẽ tỏ ra tự mãn và tự cao khi được lãnh đạo khen ngợi. Hành vi này sẽ khiến các đồng nghiệp khác không hài lòng, cho dù họ không nói gì, họ cũng sẽ dần xa lánh bạn. Vì vậy, ở nơi làm việc, bạn phải luôn giữ tấm lòng khiêm tốn, điều này không chỉ làm hài hòa các mối quan hệ mà còn hóa giải sự ghen tị của các đồng nghiệp khác.
Ảnh minh họa.
Khi lãnh đạo khen ngợi bạn, bạn có thể bộc lộ đúng khuyết điểm của mình, từ đó giảm bớt áp lực tâm lý cho những đồng nghiệp dễ ghen tị, đồng thời để họ có được cảm giác cân bằng tâm lý “anh ấy cũng như chúng ta”, tức là “ tâm lý của chính mình”. Hãy luôn khiêm tốn, như vậy con đường sự nghiệp của bạn sẽ ngày càng rộng mở.
Mọi người đều đang nỗ lực vì một tương lai tốt đẹp hơn cho chính họ, nếu bạn muốn thành công, có một cuộc sống tốt hơn, bạn phải cố gắng. Công sở như chiến trường, có lúc đồng nghiệp là bạn cùng tiến cùng lùi, có lúc lại là đối thủ. Ở nơi làm việc, lợi ích luôn là trên hết. Cách tốt hơn hết vẫn là tập trung phát triển bản thân. Bên cạnh đó, hãy học hỏi ưu điểm của người khác đặc biệt là những người đồng nghiệp xung quanh và bù đắp khuyết điểm của mình.