Người càng giỏi giang càng biết "ẩn thân": Vua Alexander không bao giờ làm những gì đã nói, Cesare tuyệt đối không nói thứ mình làm

Thùy Anh, Theo Thể thao văn hoá 13:51 30/12/2022

Một người có bản lĩnh thực sự sẽ thấu đạo lý sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu.

Có một câu nói như sau: “Alexander không bao giờ làm những gì ông ấy nói, Cesare tuyệt nhiên không nói những gì mình làm”.

Alexander Đại đế được xem là một trong những tài năng quân sự kiệt xuất trong lịch sử Cổ đại. Phong cách lãnh đạo khác biệt sẽ làm nên điều khác biệt. Ông mang trong mình dòng máu chiến binh thiên bẩm.

Trong vòng 13 năm nắm quyền lãnh đạo cho đến lúc qua đời ở tuổi 32, đối đầu và giao chiến với nhiều thế lực quân sự hùng mạnh khác nhau - Alexander Đại đế và đoàn quân thiện chiến của mình chưa bao giờ nếm mùi thất bại.

Cesare Beccaria được biết đến là nhà tội phạm học sinh ra ở Milan, Ý. Ông là một quý tộc từ Đế chế Habsburg của Áo. Cesare tốt nghiệp ngành luật tại Đại học Pavia Năm 1758. Ban đầu, ông đi theo con đường nghiên cứu kinh tế. Nhưng không lâu sau, Cesare bén duyên với luật hình sự.

Người càng giỏi giang càng biết ẩn thân: Vua Alexander không bao giờ làm những gì đã nói, Cesare tuyệt đối không nói thứ mình làm - Ảnh 1.

Alexander Đại đế. Ảnh: History

Cả hai nhân vật trên có điểm chung là đều thành công trong lĩnh vực của mình. Tên tuổi của họ đã đi vào lịch sử nhờ những thành tích không phải ai cũng làm được. Trở lại với câu nói đầu tiên, ý nghĩa của danh ngôn trên là có nhiều cách khác nhau để thành công. Nhìn vào những bậc vĩ nhân, chúng ta có thể thấy càng làm được việc lớn, họ lại càng kiệm lời.

Xã hội bây giờ, người càng nhiều tiền càng khiêm tốn, trong khi đó người càng không có tiền càng thích khoe khoang.

Càng thiếu thứ gì, càng khoe thứ ấy

Một người luôn khoe khoang về sự vị tha, trong khi bản thân anh ta là một kẻ ích kỉ. Một người keo kiệt nhưng lại luôn khoe khoang sự hào phóng. Một người luôn nói rằng không quan tâm đến vấn đề tiền bạc, trong khi thực tế anh ta thấy tiền quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác.

Đó là một vài biểu hiện của quy luật phô trương mà bạn có thể gặp ở bất cứ đâu trong đời sống. Nhiều người có thể coi thường sự giàu có, nhưng trái tim họ không thể thoát khỏi ham muốn giàu có. Họ có thể chú ý đến sự khiêm tốn, nhưng tâm trí cũng không thể quên việc danh tiếng bên ngoài của họ như thế nào.

Trên thực tế, khi một người quá để tâm đến điểm nào thì càng biểu lộ ra rằng bản thân họ đang tự ti ở điểm ấy. Những kẻ thiếu tự tin vào bản thân nhưng luôn mong muốn được thể hiện và được mọi người công nhận như vậy. Muốn hiểu rõ một người, chỉ cần xem mục đích đến và xuất phát điểm của họ là gì, thì có thể biết được họ có thật lòng không.

Thực lực của bạn sẽ được chứng minh trong suốt quá trình sống và làm việc. Vì vậy, không nên khoe khoang về bản thân, nhất là phô trương về tiền tài, vật vất trước mặt người khác. Sự phô trương thái quá khiến bạn tự hạ thấp giá trị của chính mình, tự cho người đối diện thấy bản như thế nào và chính bạn đang vô tâm làm tổn thương người khác.

Những người càng có khả năng, càng khiêm tốn và ít phô trương

Người càng giỏi giang càng biết ẩn thân: Vua Alexander không bao giờ làm những gì đã nói, Cesare tuyệt đối không nói thứ mình làm - Ảnh 2.

Người càng giỏi càng biết cách kiệm lời. Ảnh: NBC News

Có một câu nói rằng "Lúa chín cúi đầu, sông sâu tĩnh lặng", điều này tương tự như ý nghĩa của "quy luật tài năng". Những người càng có khả năng, trình độ cao thì sẽ càng cư xử khiêm tốn và ít phô trương. Tại sao họ không thể hiện mạnh mẽ và tự hào hơn? Bởi vì bản chất phổ biến một sự thật rằng "các khía cạnh của vấn đề phải được nhìn qua các mặt đối lập, nước đầy quá sẽ tràn, trăng tròn rồi sẽ khuyết". Sự tà ác sẽ xuất hiện cùng lúc với niềm tự mãn.

Những người càng khôn ngoan hay có năng lực, họ càng hiểu được rằng kiêu ngạo chỉ khiến mọi người lùi bước, và sự khiêm tốn khiến mọi người tiến bộ, vì vậy họ hành động thận trọng, cư xử mềm mỏng, khiêm tốn và ít phô trương.

Người xưa có câu: "Một xô nước không rung lắc, nửa thùng nước lại kêu leng keng" và nói: "Nổi trên mặt nước chỉ là cá tôm nhỏ, những con cá lớn thực sự đang chìm dưới cùng". Đó là những câu tục ngữ ý nghĩa về sự khôn ngoan của những người càng có khả năng, càng tài giỏi thì họ càng khiêm tốn và ít phô trương.

"Quy luật tài năng" có ý nghĩa rất lớn đối với chúng ta để xác định "tài năng thực sự" hoặc "tài năng giả" và sau đó sử dụng lại tài năng một cách chính xác. Ví dụ, một người nào đó thích khoe khoang và nói luôn miệng, và anh ta có một chút tài năng. Nó có vẻ là một "tài năng", nhưng anh ta quá tự hào về bản thân và sớm hay muộn cũng sẽ vấp ngã, cuối cùng là chuốc lấy thất bại. Vì vậy người này không thể được giao một trách nhiệm quan trọng.

Những người điềm tĩnh và trưởng thành, họ khiêm tốn và không kiêu ngạo, cư xử đúng mực và làm việc chuyên nghiệp, mang lại cho mọi người cảm giác tuyệt vời, vì vậy họ đáng tin cậy và xứng đáng được giao nhiệm vụ hơn. Nếu chúng ta có thể đọc "quy luật tài năng" - những người càng có năng lực, càng khiêm tốn và nỗ lực hơn trong cuộc sống càng sớm càng tốt, khả năng hiểu người và hiểu xã hội của chúng ta sẽ được cải thiện rất nhiều!