Quận Gò Vấp là một quận nội thành thuộc Tp. Hồ Chí Minh. Từ những năm 80, Gò Vấp được xem là một quận có tốc độ đô thị hóa cao của Tp. Hồ Chí Minh, tuy nhiên chính yếu tố ấy đã khiến khu vực này trở nên hỗn loạn, khó quản lý. So với quận khác, Gò Vấp còn có quỹ đất lớn.
Ngoài quá trình đô thị hóa quá nhanh, Gò Vấp còn trở thành một trong ba quận có tốc độ tăng dân số cơ học cao nhất thành phố. Tính từ năm 1980 đến năm 2003, dân số của Gò Vấp tăng 2,87 lần, trung bình tăng mỗi năm 13,66%. Theo thống kê vào năm 2011 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số quận Gò Vấp là 561.068 người.
Đông đúc và chật hẹp dường như đã trở thành đặc trưng của quận Gò Vấp, từng mảnh đất, từng con đường lắt léo, xiên xẹo đã khiến con người ta đau đầu khi tính đến chuyện an cư lập nghiệp nơi đây. Ngôi nhà mang tên "Torn House" là một ví dụ điển hình: vỏn vẹn 27m2, thế đất dị đến "bó tay" với 9 góc và các cạnh zigzag. Thế nhưng, càng khó khăn thì sản phẩm tạo ra lại càng chất lượng - một lần nữa các kiến trúc sư đến từ NatureArch Studio với bàn tay, khối óc tài hoa đã biến mảnh đất tưởng chừng vô dụng này trở thành một tuyệt tác.
Tạp chí Archdaily của Mỹ đã dành những lời khen có cánh cho ngôi nhà không tưởng này, hãy nhìn cho kỹ, tôi chắc chắn bạn cũng phải sửng sốt vì nó:
"Torn House" do NatureArch Studio thiết kế.
Thông tin dự án:
Thiết kế: NatureArch Studio
Địa điểm: Gò Vấp, Hồ Chí Minh, Vietnam
Diện tích: 27m2
Năm hoàn thành: 2017
Ảnh: Quang Tran
Chủ nhà muốn ngôi nhà có thể phục vụ nhu cầu sống cho hai thế hệ, hơn nữa phía dưới có thể phân tách ra để cho thuê mặt bằng. Với sự hạn chế về cả chi phí lẫn diện tích đất đai (chỉ bẳng 50% tiêu chuẩn đất trung bình) đơn vị thiết kế phải tính toán chi tiết và đưa ra giải pháp hợp lý cho chủ nhà.
Phần thấp hơn cho thuê, bao gồm tầng trệt và tầng lửng: tầng trệt có diện tích xây dựng khoảng 24m2, cùng với 3m2 cho sân vườn và không gian trước nhà.
Không gian được chia làm hai phần: Phần thấp hơn cho thuê, bao gồm tầng trệt và tầng lửng: tầng trệt có diện tích xây dựng khoảng 24m2, cùng với 3m2 cho sân vườn và không gian trước nhà.
Tầng lửng ban đầu được thiết kế để cho thuê văn phòng, nhưng sau đó có thể được sửa lại để trở thành một phòng riêng cho trẻ em hoặc người lớn. Phần phía trên có lối vào riêng, tạo thành một căn hộ độc lập.
Không gian 2 tầng này được tích hợp bởi hai mái trượt hình chữ L làm bằng kính.
Về nội thất, không gian và kích thước vật thể đi theo khái niệm tối giản. Các vật liệu được sử dụng phổ biến, rẻ tiền, đòi hỏi sự tinh tế và kỹ thuật trung gian để tiết kiệm chi phí đầu tư một cách hiệu quả.
Một mặt, kiến trúc sư đã mang lại sự cân bằng giữa khả năng sử dụng, kinh tế và các yếu tố thẩm mỹ trong phương án thiết kế. Mặt khác, để tạo ra dấu ấn cho công trình, kiến trúc sư đã thể hiện ý tưởng ẩn dụ của mình về ngôi nhà nhỏ trong thành phố háo hức thoát khỏi không gian đô thị chật hẹp bằng cách tích hợp nghệ thuật chế tác thủ công với giấy.
Cấu trúc nhà mô tả hai lớp giấy trắng và đen được dán lại với nhau. Các bức tường trắng đại diện cho những nếp gấp giấy đơn giản và tự do, bị chia cắt làm lộ ra một không gian sống nhỏ nhắn với khung cửa sổ thép và các bức tường màu đen.
Torn House được lấy ý tưởng từ nghệ thuật gấp giấy.
Chính điểm yếu góc cạnh của thổ đất đã được lợi dụng tạo tên nghệ thuật thị giác - không giới hạn bên trong sự giới hạn.
Sơ đồ bố trí nội thất và chức năng trong ngôi nhà: nhỏ hẹp nên cần tối giản nhưng vẫn đảm bảo sự tiện nghi.
Tầm nhìn từ tầng cao nhất của Torn House.
Torn House đặt tại Gò Vấp, mang theo cách sống của người Gò Vấp: Mềm mỏng, khéo léo, sự chật hẹp và xô bồ lại khiến con người trở nên tinh tế hơn.
Torn House đặt tại Gò Vấp, mang theo cách sống của người Gò Vấp: Mềm mỏng, khéo léo, sự chật hẹp và xô bồ lại khiến con người trở nên tinh tế hơn. Những công trình kiến trúc độc đáo tựa như cắt giấy của Torn House sẽ mang lại bộ mặt mới cho những đô thị ngày càng đông đúc tại Việt Nam.