Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc

lữ phụng tiên, Theo Thanhnienviet.vn 23:47 30/08/2024
Chia sẻ

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 30km về hướng Nam, thôn Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã có gần 80 năm phát triển và gìn giữ nghề truyền thống rất vinh dự và tự hào: may cờ Tổ quốc.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 1.

Theo các bậc tiền nhân trong làng, nghề may cờ Tổ quốc ở làng Từ Vân đã bắt đầu có từ những ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, đã có hàng ngàn lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió, những lá cờ đó đều do người dân làng Từ Vân may.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 2.

Trải qua gần 80 năm, nghề may cờ Tổ quốc vẫn được các thế hệ người làng Từ Vân giữ gìn và phát triển. Trong thâm tâm người làng Từ Vân, có lẽ nghề may cờ Tổ quốc đã gắn bó máu thịt và họ tự hào khi chính những công sức lao động của dân làng là những lá cờ được xuất hiện ở những nơi trang trọng nhất và các sự kiện lịch sử của đất nước.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 3.

Những ngày cuối tháng 8, khi cả nước đang hướng về kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9 cũng là lúc những người thợ may cờ của làng nghề Từ Vân, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội, lại tất bật làm việc để kịp mang lá cờ đến tay người dân khắp cả nước.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 4.

Anh Nguyễn Quang Phục, chủ hộ có truyền thống may cờ Tổ quốc lâu đời tại làng Từ Vân cho biết: "Các công đoạn từ cắt vải may cờ với nhiều kích cỡ khác nhau đến công việc in hình ngôi sao, thêu, may… đều được làm tỉ mỉ đem theo nhiều tâm huyết của những người dân trong làng, chúng tôi đang vừa kết hợp kinh nghiệm từ cha ông truyền lại cùng với máy móc công nghệ cao để sản phẩm đạt chất lượng cao nhất, chuẩn xác nhất, vì cái gì có thể sai sót nhưng cờ Tổ quốc là phải chính xác 100%".

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 5.

Dù máy móc đã được đưa vào sản xuất thế nhưng có những sản phẩm đặc trưng vẫn cần sự tỉ mỉ và khéo léo cùng kinh nghiệm lâu năm của người thợ mới có thể hoàn thành, những lá cờ đỏ sao vàng được thêu tay theo đơn hàng "đặc biệt" sẽ mất tới 3 ngày để hoàn thành, từng đường kim mũi chỉ được thêu tỉ mỉ. Theo anh Phục chia sẻ: "Từ lúc 7,8 tuổi đến nay cũng gắn bó quá nửa đời người với cây kim, sợi chỉ. Cờ thêu này chỉ có vài người lâu năm kinh nghiệm trong làng mới có thể làm được, những bạn trẻ vẫn tiếp tục nối nghiệp gia đình nhưng chưa đủ kĩ thuật để làm những sản phẩm đặc biệt này"

Có thể nói, những nghề thật bình thường giản dị song lại rất đỗi tự hào và thiêng liêng. Đơn giản bởi trong mỗi lá cờ chứa đựng hồn thiêng dân tộc. Cho đến ngày nay, những người như gia đình anh Phục và cả những người thợ làm nghề vẫn tiếp tục miệt mài biến những tấm vải đỏ, vàng thành lá cờ đỏ sao vàng mang đi khắp mọi miền Tổ Quốc. "Lá cờ lớn nhất gia đình tôi làm có diện tích 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, treo ở đỉnh Lũng Cú, Hà Giang. Lá cờ của sự tự hào treo trên điểm cực Bắc của Tổ quốc chính là động lực thôi thúc tôi và gia đình tiếp tục truyền thống gần 80 năm làm công thiêng liêng này" - anh Nguyễn Quang Phục chia sẻ.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 6.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 7.

Bên cạnh kinh nghiệm được truyền lại từ thời cha ông, hiện nay người làng Từ Vân đã áp dụng công nghệ vào sản xuất, từng ngôi sao, nền cờ đều được thiết kế trên máy tính và được cắt laser chính xác.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 8.

Các sản phẩm đã được chuyển từ thủ công sang may máy để nâng cao năng suất lao động

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 9.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 10.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 11.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 12.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 13.

Làng Từ Vân từ lâu đã được xem là làng may cờ Tổ quốc lớn nhất và lâu đời nhất cả nước.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 14.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 15.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 16.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 17.

Chuẩn bị kỉ niệm Quốc khánh 2/9 và ngày khai giảng năm học mới, các xưởng may trong làng lúc nào cũng ngập tràn trong sắc đỏ, máy móc chạy hết công suất để đáp ứng các đơn hàng liên tục. Bên cạnh cờ Tổ quốc, còn đó những sản phẩm khác rất quen thuộc với mọi lứa tuổi đều được tạo nên bởi người làng Từ Vân.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 18.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 19.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 20.
Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 21.

Hiện nay, dù không còn nhiều hộ duy trì nghề may cờ Tổ quốc ở làng Từ Vân, song việc gìn giữ và phát triển làng nghề không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho các hộ mà còn thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Ngôi làng ở Hà Nội gần 80 năm gìn giữ một nghề vinh dự, tự hào dệt nên một phần linh hồn của dân tộc- Ảnh 22.

Cùng với quá trình đô thị hóa, phát triển đa dạng các loại ngành nghề mới, hiện nay, nhiều hộ gia đình ở Từ Vân đã chuyển đổi sang sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm khác. Số lượng hộ duy trì nghề may cờ tổ quốc ở làng Từ Vân chỉ còn gần 10 hộ lành nghề nhất với hơn 100 nhân công. Động lực cho họ tiếp tục giữ gìn nghề truyền thống này đơn giản chính là niềm tự hào khi đã dệt nên một phần linh hồn của dân tộc.

Lữ phụng tiên

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày