Ở Hà Nội, thành phố nghìn năm văn hiến, nằm nép mình giữa những con phố tấp nập và hiện đại, là hàng ngàn ngôi chùa cổ kính, mang trong mình những truyền thuyết và câu chuyện trăm năm. Một số chùa vẫn giữ gìn được vẻ đẹp rêu phong và hào quang nguy nga của thời gian, trong đó không thể không nhắc đến chùa Ngâu - một biểu tượng của sự trường tồn và bình yên giữa lòng đô thị náo nhiệt.
Nằm khuất sâu trong làng Ngâu, thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, chùa Ngâu từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời của đời sống tâm linh nơi đây. Gần nghìn năm với bao biến động của lịch sử, chùa Ngâu như một nhân chứng cổ tích cho sự kiên cường và niềm tin son sắt của con người. Dù năm tháng có làm phai mờ những nét khắc họa nhưng không gian thiêng liêng ấy vẫn nguyên vẹn sức sống, như đang thì thầm kể lại những câu chuyện của quá khứ huy hoàng.
Ảnh: Vương Lộc
Không chỉ là nơi người dân địa phương đến để cầu nguyện cho bình an, sức khỏe và một tâm hồn an lành, chùa Ngâu còn là điểm đến của nhiều khách phương xa. Họ đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính mà thời gian đã ân cần uốn nắn, để cảm nhận sự tĩnh lặng đến lạ kỳ giữa lòng thủ đô năng động. Cảnh chùa yên bình với những hàng cây xanh mát, tiếng chuông chùa trong vắt giữa bình minh hay hoàng hôn, vô hình chung đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho những ai tìm về nơi đây, tìm kiếm một khoảnh khắc thanh tịnh giữa cuộc sống hối hả.
Không những thế, chùa Ngâu còn chứa đựng những giá trị kiến trúc độc đáo với những đường nét chạm khắc tinh xảo, những bức tượng và phiến đá mang đầy dấu ấn thời gian. Mỗi bước chân đi qua, mỗi góc nhìn cẩn trọng, du khách đều có thể cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và tâm linh, giữa văn hóa và lịch sử. Cả một quần thể kiến trúc hoàn mỹ, một không gian văn hóa phong phú đã được bảo tồn và gìn giữ qua bao thế hệ, trở thành niềm tự hào cho đất và người Hà Nội.
Ảnh: Lucas
Chùa Ngâu không chỉ đơn thuần là một ngôi chùa; nó còn là điểm tựa tinh thần, là bến đỗ của niềm tin và là nơi gửi gắm những ước vọng, những lời nguyện cầu thiết tha nhất. Mỗi lần ghé thăm, dù là người dân địa phương hay du khách xa xôi, mỗi người đều mang theo một niềm riêng, một câu chuyện riêng, nhưng tất cả đều hòa quyện vào nhau trong không khí trang nghiêm, bình yên của chùa Ngâu. Chốn linh thiêng này không chỉ là điểm tựa cho những tâm hồn tìm về yên ả, mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và đổi mới, giữa tâm linh và đời sống văn hóa phong phú của cư dân thủ đô..
Chùa Ngâu, tên chữ là Hưng Long tự (hay Quốc Lão Hưng Long tự). Theo truyền thuyết kể rằng, làng Yên Ngưu trước kia có miếu Mục Đồng thờ thành hoàng làng Yên Ngưu và miếu Diệu Linh thờ Hương Từ Thanh Vân thần nữ (Tổ Mẫu Ngâu). Tương truyền, chùa được Lệ Thiên Hoàng hậu xây dựng vào năm 1130 (niên hiệu Thiên Thuận, thời vua Lý Thần Tông), nơi đây thờ Phật và đức tổ Mẫu Ngâu ngay trên miếu Diệu Linh.
Ảnh: Đăng Nam Travelblog
Chùa Ngâu từng rơi vào cảnh hoang tàn, mãi cho đến năm 1762, chùa được một vị quốc lão triều Lê đứng ra tu bổ. Và để tri ân công đức lớn lao ấy, dân làng thờ phụng và đặt tên chùa là Quốc Lão Hưng Long tự. Trong tấm bia "Quốc Lão Hưng Long tự bi ký" lập năm 1763 cũng có ghi nội dung về việc ông Nguyễn Du thường qua lại đất Yên Ngưu, sau khi hiển đạt, ông xin phần đất lập thái ấp và đứng ra hưng công, kêu gọi dân làng cùng tu sửa chùa Ngâu. Đến năm 1763, ông mất thì chùa hoàn thành, dân làng từ ấy tôn thờ ông trong chùa.
Ảnh: Tô Phương Dung, Tâm Ý Quán, mintshome
Trong thời kỳ kháng chiến, chùa Ngâu do nằm ở ven sông Tô Lịch lại gần con đường huyết mạch Quốc lộ 1A nên nơi đây cũng trở thành kho chứa vũ khí, đạn dược, đồng thời là nơi trú ẩn của cán bộ. Chính vì vậy, chùa cũng bị bắn phá và bỏ hoang trong thời gian dài. Đến năm 1995, chùa được đại trùng tu và cũng trong năm này, chùa được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia.
Ảnh: Tô Phương Dung, Tâm Ý Quán, mintshome
Dù qua nhiều lần trùng tu, chùa Ngâu vẫn giữ được nét rêu phong, cổ kính và thanh tịnh. Các hạng mục như ngôi Tam Bảo, nhà thờ Tổ, Phủ Đế Đô Hưng Quốc, cổng Tam quan vẫn mang nét tôn nghiêm thời xưa. Tại chùa Ngâu vẫn còn giữ được những di vật cổ, nổi bật nhất là chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) cao 1m24, đường kính rộng 0,6m và phần quai được trang trí bằng hình đôi rông đuôi xoắn rất đẹp, thân đề bốn chữ "Hưng Long tự chung". Trong khuôn viên chùa, bóng dáng xưa cũ của thời gian đọng lại qua những tán cây đậm chất làng quê như mít, xoài, muỗm,...
Chùa Ngâu linh thiêng được nhiều người chọn làm chốn vãn cảnh giúp tâm an, lòng thành tịnh giữa những ngày xô bồ, náo nhiệt. Ở nơi đây, mọi khung cảnh, đường nét kiến trúc đến không gian chùa đều giữ được nét xưa cũ, không chạy theo những mảng màu lòe loẹt, phù khiếm, khiến chùa tạc lại ấn tượng sâu đậm cho bất cứ ai từng bước đến chiêm bái.