Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng

Trần Thường, Theo Người lao động 11:42 21/08/2023
Chia sẻ

Tại tỉnh Quảng Nam, một chú trâu con mới sinh ra có hình thù khá đặc biệt với 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng, 2 lưỡi, riêng tứ chi bình thường như những chú trâu con khác.

Vài ngày qua, người dân tại tỉnh Quảng Nam xôn xao trước hình ảnh một chú nghé kỳ lạ có 2 đầu, 3 mắt được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook. Chủ nhân chú trâu con này là ông Lê Văn Sự (64 tuổi, thôn Trà Long, xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Clip: Chú nghé có hình thù kỳ lạ

Theo ông Sự, gia đình ông nuôi 2 con trâu trưởng thành và đều đang mang thai. Vào chiều 19-8, một trong 2 con trâu trưởng thành chuyển dạ sinh con. Ông Sự theo dõi thì thấy trâu mẹ sinh con rất khó khăn. Sau một thời gian rặn đẻ, 2 chiếc chân sau của chú nghé lòi ra ngoài. Thấy trâu mẹ sinh khó, ông Sự đã hỗ trợ "đỡ đẻ", kéo con nghé ra khỏi bụng mẹ.

Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 2.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 3.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 4.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 5.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 6.

Chú nghé có hình thù kỳ lạ

Khi nghé con sinh ra, ông Sự bất ngờ khi phát hiện chú có tới 2 chiếc đầu, 3 con mắt, 2 cái miệng, 2 chiếc lưỡi. Ngoài phần đầu bất thường, tứ chi và mọi bộ phận trên cơ thể của nghé con trông hoàn toàn bình thường.

Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 7.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 8.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 9.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 10.
Ngỡ ngàng trâu con 2 đầu, 3 mắt, 2 miệng - Ảnh 11.

Khi sinh ra khỏe mạnh, mập mạp nhưng có dấu hiệu xuống sức do không bú mẹ được

Ông Sự cho biết nghe con sinh ra rất mập mạp. Chú có thể đứng vững, đi lại xung quanh được. Tuy nhiên, do phần đầu khá nặng, nghé con không thể nhấc lên để bú sữa trâu mẹ được. 2 ngày qua, ông Sự đã phải pha sữa bò và vắt sữa trâu mẹ bơm vào cho chú nghé con bú. Dù vậy, chú nghé bú ít và có dấu hiệu xuống sức. Ông Sự mong muốn có đơn vị nghiên cứu, cơ quan chuyên môn hỗ trợ nuôi chú nghé con này vì sợ nó sẽ không sống được lâu.

Ông Sự cho hay trâu ông nuôi chăn thả ăn cỏ ven các cánh đồng trong thôn. Ông nhận định nhiều khả năng do người dân địa phương sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ sâu nhiều, trâu ăn phải thuốc nên nghé con sinh ra bị đột biến.

Cũng theo ông Sự, con trâu mẹ này ông nuôi được hơn 13 năm, đây là lần sinh con thứ 7. Những lần trước trâu con sinh ra đều bình thường.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày