Nghiên cứu tâm lý: Đây là người con thiệt thòi trăm bề, đến 90% gia đình đều giống nhau

Ứng Hà Chi, Theo Đời sống & Pháp luật 20:40 19/06/2024
Chia sẻ

Bạn sẽ rất bất ngờ với kết quả của cuộc nghiên cứu.

Mới đây, trên Toutiao (MXH Trung Quốc) nổ ra thảo luận sôi nổi về vấn đề: "Trong số các anh chị em gia đình, ai thường là người thiệt thòi nhất?". Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời hợp lý, đến 90% các gia đình đều giống nhau.

Bỏ mặc cảm xúc người con thứ hai

Nhiều bậc cha mẹ của những gia đình đông con sẽ có trải nghiệm này. Khi chưa có con, nhiều ông bố bà mẹ rất kỳ vọng vào sự xuất hiện của đứa trẻ. Họ thường tưởng tượng về việc nuôi dạy một đứa trẻ sẽ như thế nào. Cuộc sống hào hứng nhưng cũng có chút bất an.

Đến khi đứa trẻ thứ hai chào đời thì sao? Mặc dù các bậc cha mẹ đã chuẩn bị đầy đủ nhưng rõ ràng họ sẽ không đặt nhiều kỳ vọng vào đứa con đầu lòng. Con thứ hai thường không nhận được nhiều sự quan tâm so với con đầu lòng, cha mẹ dễ bỏ mặc cảm xúc của người con sau. Nghĩa là đứa trẻ không nhận được sự hỗ trợ, quan tâm và đáp lại về mặt tinh thần mà đối phương xứng đáng có được trong mối quan hệ.

Nghiên cứu tâm lý: Đây là người con thiệt thòi trăm bề, đến 90% gia đình đều giống nhau - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Chẳng hạn khi đứa trẻ sợ hãi, tức giận, cha mẹ không dỗ dành và để trẻ khóc cho đến khi chán. Hay khi trẻ muốn cha mẹ chơi cùng thì cha mẹ chỉ tập trung vào việc khác, không đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Theo thời gian, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường này sẽ cảm thấy rằng các thành viên trong gia đình không quan tâm đến trẻ và những trải nghiệm cảm xúc của trẻ không được coi trọng, gây ra hàng loạt vấn đề về tình cảm và nhân cách.

Nhà tâm lý học người Mỹ - Jane Nelson đã tóm tắt tác động sâu sắc của việc "bỏ bê cảm xúc" đối với sự phát triển của trẻ trong cuốn Kỷ Luật Tích Cực, bao gồm 3 khía cạnh:

- Khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc: Nếu cha mẹ không phản ứng kịp thời với cảm xúc của con và thiếu sự hướng dẫn về mặt cảm xúc thì trẻ sẽ khó thể hiện và quản lý cảm xúc một cách hợp lý và sẽ khó điều tiết cảm xúc khi lớn lên.

- Nhạy cảm giữa các cá nhân: Những đứa trẻ như vậy có thể cảm thấy bất an do không nhận được đủ sự quan tâm ở nhà. Để nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ cha mẹ, trẻ sẽ bắt đầu quan sát những thay đổi trong cảm xúc của cha mẹ và cố gắng làm hài lòng cha mẹ. Trong quá trình tương tác với người khác, trẻ cũng sẽ chú ý quá nhiều đến cảm xúc của người khác và trở nên thận trọng vì sợ làm sai điều gì đó.

- Lòng tự trọng thấp: Những đứa trẻ như vậy, lớn lên trong một môi trường không được coi trọng và có thể cảm thấy mình không đủ tốt nên bị phớt lờ. Một số người sẽ làm việc chăm chỉ để chứng tỏ bản thân. Theo thời gian, thói quen hành vi và tâm lý này cũng được áp dụng vào công việc và giao tiếp với bạn bè, khiến trẻ lớn lên trở nên cạnh tranh quá mức. Đôi khi, kiểu người này chỉ trích người khác để có được sự tự tin và chứng tỏ bản thân.

Sự khác biệt về mức độ gắn bó giữa cha mẹ và con cái

Theo lý thuyết gắn bó của 2 nhà tâm lý học John Bowlby và Mary Ainsworth, mối quan hệ ổn định sớm giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng đối với sự phát triển về mặt cảm xúc và xã hội của trẻ.

Đứa con đầu lòng thường hình thành một kiểu gắn bó ổn định với cha mẹ. Đứa con thứ hai có thể gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ gắn bó sâu sắc khi cha mẹ đã bị đứa con đầu "chiếm giữ".

Tuy nhiên, có một số tranh cãi về lý thuyết này. Một số người cho rằng dù sinh ra trước hay muộn thì tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái là như nhau.

Nghiên cứu tâm lý: Đây là người con thiệt thòi trăm bề, đến 90% gia đình đều giống nhau - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Lý thuyết thứ tự sinh của nhà tâm lý học Adler

Alfred Adler là một trong những đại diện của tâm lý học nhân cách. Ông lần đầu tiên đề xuất tác động của thứ tự sinh đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Các tác động cụ thể là:

- Con trai cả: Thường phát triển tinh thần trách nhiệm và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ trong thời kỳ được cha mẹ quan tâm đặc biệt.

- Con giữa: Sẽ cảm thấy bị kẹt ở giữa, không có sự ủy quyền của con cả hay sự chiều chuộng như con út. Vì vậy, người con thứ hai có thể cố gắng tìm kiếm vị trí và giá trị của bản thân nhưng cũng dễ cảm thấy bị bỏ rơi và bất an.

- Con út: Thường là "đứa con cưng" của gia đình, là người được cưng chiều…

Theo quan điểm của Adler, đứa con giữa trong gia đình dễ bị bỏ mặc về mặt tình cảm nhất, không nhận được sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ như đứa con lớn, cũng như đứa con út cũng không nhận được sự nuông chiều nhiều hơn từ ông bà, người thân xung quanh.

Có vẻ như trong số các anh chị em, đứa con thứ hai là người có "cuộc đời khốn khổ" nhất.

Trong một cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên, một bà mẹ đã đề cập đến quan điểm của mình: "Tôi có 3 người con, đứa lớn du học bậc Đại học, là niềm tự hào của cả gia đình. Về phần con trai thứ hai, chúng tôi hy vọng nó sẽ tự lập hơn. Còn con út đang học mẫu giáo, cần được chiều chuộng, ưu tiên hơn".

Nghiên cứu tâm lý: Đây là người con thiệt thòi trăm bề, đến 90% gia đình đều giống nhau - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Qua bài phỏng vấn này, không khó để nhận ra người anh cả đã ra nước ngoài phát triển sự nghiệp, trong khi người con thứ hai lại được gia đình rất kỳ vọng, mong có thể giúp đỡ bố mẹ chăm sóc đứa con út. Nhưng ai sẽ là người chăm lo cho cảm xúc của đứa con thứ hai?

Người con thứ hai thường dễ rơi vào tình thế khá khó xử và dễ bị cha mẹ phớt lờ. Trẻ không được cha mẹ dành sự quan tâm đặc biệt như con cả, cũng như không được yêu thương như con út. Trẻ thường được yêu cầu phải chăm lo cho mọi người xung quanh.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày