Mặt trăng có màu hồng khi xuất hiện trong kỳ trăng tròn lần này
Ngoài ra, kỳ trăng này còn có một số tên gọi khác như "trăng Phá băng", "trăng Thiếu nữ", "trăng Quả trứng". Thổ dân ở Bắc Mỹ còn gọi đây là "trăng Hoa tuyết tan"…
Kỳ trăng này còn được gọi là "trăng Paschal" theo tên lễ hội của người Do Thái, thường bắt đầu từ hoàng hôn ngày 5/4 và kéo dài tới đêm 13/4.
Hơn nữa, kỳ trăng này cũng rơi vào dịp lễ Phục sinh của người theo đạo Thiên Chúa giáo, thường diễn ra vào Chủ nhật đầu tiên của tháng 4. Năm nay, lễ Phục sinh của những người theo đạo Tin lành rơi vào ngày 9/4, còn lễ Phục sinh của người theo đạo Cơ đốc giáo chính thống là ngày 13/4, ngày được cho là Chúa Giê-su sống lại và lên thiên đàng.
Theo lịch mặt trăng của người Hindu (kết hợp giữa lịch mặt trăng và lịch mặt trời), kỳ trăng này đánh dấu lễ hội Hanuman Jayanti và phổ biến trong những người theo đạo Phật tại Sri Lanka.
Thời điểm tốt nhất để ngắm trăng tròn lần này là khi mặt trăng mọc ở hướng đông vào ngày 6/4, ngay sau khi hoàng hôn.
Bạn có thể kiểm tra thời gian trăng mọc từ vị trí của bạn và tìm một nơi thoáng đãng để quan sát mặt trăng vì nó mọc khá thấp so với đường chân trời ở phía đông.
Khi trăng lên và tròn dần, nó sẽ chuyển màu cam khi được nhìn thấy từ đường chân trời. Ánh sáng của mặt trăng sẽ soi sáng khắp bầu khí quyển của Trái đất. Điều này có nghĩa là các bước sóng của ánh sáng màu xanh da trời sẽ ngắn hơn trong bầu khí quyển, trong khi các bước sóng dài hơn màu đỏ và màu cam sẽ dễ dàng đi qua hơn.
Sau “Trăng Hồng”, kỳ trăng tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 5/5. Kỳ trăng này được gọi là “Trăng Hoa” vì nó diễn ra vào thời kỳ cây cối ra hoa và vào vụ trồng ngô.
Theo Live Science