Tình yêu – trong mắt chúng ta cũng vì thế trở thành một thứ ma thuật kì diệu. Vì chúng ta đã đánh giá quá cao tình yêu nên những mối quan hệ của chúng ta hiện tại và sau này phải trả phần bù giá ấy.
Nếu bạn cũng giống như Lennon, tin rằng tình yêu là thứ duy nhất mà chúng ta cần có trong đời, bạn đã bỏ qua nhiều giá trị cơ bản khác của cuộc sống: sự tôn trọng, đạo đức, lòng khoan dung hay là niềm tin dành cho những người mà ta yêu thương nhất. Nếu tình yêu thực sự là lời giải đáp cho mọi vấn đề thì có lý do gì khiến chúng ta phải bận tâm tới những điều vừa kể trên không?
Nhưng nếu, bạn lựa chọn giống như Renoz – tin rằng chỉ có tình yêu thôi không bao giờ là đủ, có lẽ bạn đã nhìn nhận được rằng một mối quan hệ lành mạnh cần nhiều hơn cảm xúc hay những đam mê bất chợt. Bạn hiểu rằng trong đời ta sẽ có nhiều điều quan trọng hơn là việc chỉ có đắm chìm trong tình yêu. Và những giá trị cơ bản khác thay cho tình yêu mới là những chứng thực tuyệt vời cho một mối quan hệ thành công.
Tuy nhiên, chẳng có đâu mùa xuân mà ai ai cũng có thể sống một cuộc đời trọn vẹn nhường vậy: Không có cơm ăn, áo mặc, tiền tiêu thì tình yêu là không đủ để đèo bòng hai (hay nhiều) trái tim giữa thời đại xô bồ này.Bạn có biết vào năm 1967, John Lennon đã viết một ca khúc có tựa đề “All you need is love” (Tất cả những gì bạn cần là tình yêu). Chính ông cũng là người bỏ rơi một đứa con của mình, bạo hành hai người vợ, xúc phạm người quản lý đồng tính gốc Do Thái của mình bằng những ngôn từ thô tục kì thị giới tính và bài Do Thái…
Vào năm 2002, Trent Renoz – thủ lĩnh của nhóm nhạc rock Nine Inch Nails, đã viết một ca khúc được gọi tên “Love is not enough” (Tình yêu thôi thì không đủ). Renoz, dù vốn được biết đến như một gã quái kiệt trên sân khấu, sở hữu những thước phim video có thể được miêu tả bằng từ ngữ “kinh hồn táng đởm”, đã cai nghiện thuốc và cồn thành công, kết hôn với một người phụ nữ duy nhất, có hai người con. Ông đã chấp nhận huỷ bỏ những kế hoạch ra album, lưu diễn cùng nhóm nhạc để ở nhà làm một người chồng, một người cha tốt.
Hai người đàn ông trên, một người có cái nhìn rộng lượng và thực tế đối với tình yêu. Một người thì không. Một người lý tưởng hoá cho rằng tình yêu là câu trả lời hồi đáp cho mọi vấn đề trong đời. Một người thì không. Có thể, một trong hai người chỉ là một gã khốn nạn chỉ biết yêu chính bản thân mình. Và người còn lại thì không.
Chúng ta sinh trưởng trong một xã hội, một nền văn hoá ngưỡng vọng tình yêu. Từ lịch sử cho đến điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ đều đề cao tình yêu; cho tình yêu là một cái đích tối thượng giúp giải quyết mọi khó khăn đau buồn của loài người. Tình yêu – trong mắt chúng ta cũng vì thế trở thành một thứ ma thuật kì diệu. Vì chúng ta đã đánh giá quá cao tình yêu nên những mối quan hệ của chúng ta hiện tại và sau này phải trả phần bù giá ấy.
Nếu bạn cũng giống như Lennon, tin rằng tình yêu là thứ duy nhất mà chúng ta cần có trong đời, bạn đã bỏ qua nhiều giá trị cơ bản khác của cuộc sống: sự tôn trọng, đạo đức, lòng khoan dung hay là niềm tin dành cho những người mà ta yêu thương nhất. Nếu tình yêu thực sự là lời giải đáp cho mọi vấn đề thì có lý do gì khiến chúng ta phải bận tâm tới những điều vừa kể trên không?
Nhưng nếu, bạn lựa chọn giống như Renoz – tin rằng chỉ có tình yêu thôi không bao giờ là đủ, có lẽ bạn đã nhìn nhận được rằng một mối quan hệ lành mạnh cần nhiều hơn cảm xúc hay những đam mê bất chợt. Bạn hiểu rằng trong đời ta sẽ có nhiều điều quan trọng hơn là việc chỉ có đắm chìm trong tình yêu. Và những giá trị cơ bản khác thay cho tình yêu mới là những chứng thực tuyệt vời cho một mối quan hệ thành công.
Khi lý tưởng hoá về tình yêu (hay bất cứ thứ gì khác), con người thường có xu hướng trông ngóng mong đợi những điều phi thực tế: chúng ta quên mất thực chất tình yêu là gì và không còn đủ minh mẫn để xem xét xem tình yêu có thể làm gì cho chúng ta. Chính những mong đợi phi thực tế này sẽ dần lớn lên trở thành những ảo vọng độc hại phá huỷ mối quan hệ mà chúng ta vốn từng trân trọng.
Yêu là một quá trình của cảm xúc trong khi sự phù hợp lại là kết quả của một quá trình cân nhắc logic. Người bạn đem lòng yêu chưa chắc đã là người phù hợp để bạn ăn đời ở kiếp cùng: Tình yêu không phải là câu chuyện một sáng tỉnh dậy bạn quyết định rằng hôm nay bạn sẽ có người yêu. Tình yêu diễn ra đầy bất ngờ, không báo trước và hoàn toàn đẩy bạn vào thế bị động. Cũng vì vậy, nên rất nhiều trường hợp người bạn yêu lại là người khiến bạn đau khổ, buồn bã nhất: Người bạn yêu có thể là người không cùng quan điểm với bạn về nhiều thứ trong cuộc sống. Họ có mục tiêu và quan niệm sống trái ngược với bạn hoàn toàn. Đó có thể là một người xấu tính với bạn, khiến bạn cảm thấy mặc cảm về bản thân. Đó có thể là một người không tôn trọng bạn nhiều như cách bạn tôn trọng chính mình. Đó có thể là người có một đời tư phức tạp gây ảnh hưởng xấu tới tinh thần và cảm xúc của bạn. Nghe thì có vẻ sai trái đúng không nhưng thật ra đây lại chính là bộ mặt thường thấy của tình yêu trong cuộc sống hàng ngày.
Nhưng, vì yêu cứ đâm đầu, khi con tim thổn thức thì trí não bỗng dưng tắt tiếng. Chỉ vì cảm xúc nhất thời được yêu thương hạnh phúc mà chúng ta thường có xu hướng quên đi mất bản chất của đối phương? Nhân danh tình yêu, trong một vài khoảnh khắc quyết định của một mối quan hệ, bạn có thể quên béng đi mất rằng anh chàng kia vốn nghiện thuốc lá và ưa nhậu nhẹt thâu đêm suốt sáng cùng bạn bè. Để rồi chỉ khoảng 1, 2 năm sau, bạn sụp xuống sàn nhà khóc nức nở vì người mình yêu bùng kèo gặp gia đình bạn vì chầu nhậu xuyên đêm cùng chiến hữu (lần thứ n). Lúc đó bạn mới hoang mang tự vấn lương tâm rằng: Mình đã sai ở đâu?
Sự thật đó là: Mối quan hệ này đã sai ngay từ khi còn chưa bắt đầu.
Khi bắt đầu dấn thân vào công cuộc hẹn hò và tìm kiếm bạn đời, hãy mang theo cả lý trí, đừng để trái tim phải một mình ra trận. Dĩ nhiên, ai cũng muốn yêu một người khiến trái tim mình loạn nhịp, cặp má ửng hồng và nụ cười luôn thường trực. Nhưng, hãy đủ khôn ngoan để nhìn nhận thực chất người ấy bằng những quan sát nhỏ: cách người ấy đối xử với bạn và những người xung quanh, cách họ đối xử với bản thân, mục tiêu sống, đam mê, sở thích của họ… Bởi lẽ, tình yêu chỉ là cảm xúc nhất thời do sự sản sinh của hormone Oxytocin, khi hormone này hết, hãy đảm bảo rằng bạn đã lựa chọn một “partner” phù hợp thay vì lại là một chuyến bad trip trong lịch sử tình trường bi đát không hồi kết của mình.
Tôi có một cô bạn vừa bước ra khỏi cuộc tình 2 năm. Cô và người yêu sống xa nhau ở 2 thành phố cách 2 tiếng đồng hồ ngồi máy bay. Khởi đầu mối quan hệ, họ không phải là hai người quá phù hợp vì những chênh lệch trong gia cảnh, địa vị, kinh nghiệm sống và lối suy nghĩ. Tuy nhiên, chúng ta không bàn đến sự phù hợp ở đây nữa vì dù sao họ cũng đã từng là một đôi trong khoảng thời gian suốt 2 năm. Chỉ sau nửa năm đầu tiên, những trận cãi vã xuất hiện và lý do thì cứ liên tục lặp lại: quan điểm sống của cả hai quá khác nhau. Thế nhưng, vẫn là vì yêu cứ đâm đầu, do ở xa nhau, nên họ cãi nhau hôm trước và làm lành ngay hôm sau vì một lẽ duy nhất – Tình yêu. Lúc đó, cô bạn tôi (và có lẽ là cả người yêu cũ của cô nữa) thực sự tin rằng chỉ cần tình yêu thôi là mọi lỗi lầm của cả hai sẽ được tha thứ, họ lại yêu nhau như chưa bao giờ có sự bất đồng. Trên thực tế, vấn đề khiến cả hai cãi vã lại chẳng bao giờ được giải quyết triệt để. Những trận xích mích thì cứ diễn ra và lần sau luôn mệt mỏi hơn lần trước. Đến một ngày cô bạn tôi không còn chịu được nữa vì áp lực cuộc sống từ công việc, gia đình, bạn bè khiến cô không còn đủ năng lượng để làm hoà với mối tình của mình. Và nếu bạn hỏi tôi thì đúng vậy, mối tình 2 năm kết thúc một cách xấu xí và căng thẳng. Vì cả 2 người bọn họ quá khác biệt trong quan điểm sống nhưng lại không còn đủ sự kiên nhẫn để cảm thông cho nhau nữa.
Tình yêu ấy à? Có thể làm chúng ta cảm thấy thoải mái dễ chịu trong phút chốc. Nhưng trên thực tế, tình yêu không thực sự giải quyết được một vấn đề gì cả. Đây cũng là khởi nguồn cho những dại dột mang tên “mối quan hệ độc hại” (toxic relationship). Yêu đương có lên có xuống là chuyện bình thường nhưng nếu bạn không có một nền tảng vững chắc được xây bằng lý trí và sự tỉnh táo của cả hai người thì sớm hay muộn tình yêu của bạn cũng bị những cơn sóng cảm xúc tiêu cực dồn nén rồi cuốn trôi đi mà thôi.
Một trong những đức tính mà bạn có thể thấy ở bản thân khi yêu đó chính là sự hi sinh: vì tình yêu, bạn có thể quên mình mà lo lắng tập trung cho những nhu cầu tâm tư của người mình thương. Hẳn nhiên, một mối quan hệ mặn nồng và lành mạnh cần những hi sinh nhất định (không gian, thời gian, nhu cầu cơ bản…) để đẩy cảm xúc và giá trị của hai bạn lên một tầm cao mới.
Nhưng hãy tự vấn bản thân câu hỏi này: bạn đang hi sinh điều gì và liệu tình yêu này có xứng đáng với điều ấy không? Nếu câu trả lời đó là lòng tự trọng của bạn, lòng tự tôn, sức khoẻ và tinh thần, mục đích sống… thì tình yêu đó đồng nghĩa với một rắc rối lớn mà bạn cần phải giải quyết. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cho phép những hành động thiếu tôn trọng của đối phương xảy ra; bạn cho phép tình yêu này gặm nhấm, bào mòn mình từ bên trong. Một mối quan hệ tích cực sẽ là nguồn năng lượng cho cuộc sống cá nhân của bạn thay vì là một nhân tố phá huỷ những gì mà bạn đã cố gắng xây dựng cho mình bấy lâu.
Một trong những lời khuyên mà bạn có thể tìm thấy nhiều nhất trong những cuốn sách self-help về tình yêu đó chính là: Hãy trở thành bạn thân với người mình yêu. Rất nhiều người nhìn nhận lời khuyên này theo hướng tích cực rằng: hãy dành thời gian với người yêu nhiều như với bạn thân, hãy khám phá thế giới một cách vui vẻ với người yêu như với bạn thân, hãy trò chuyện thân mật với người yêu như với bạn thân… Nhưng chẳng ai nhìn nhận câu nói này trên khía cạnh tiêu cực: Liệu bạn có khoan nhượng với những điểm tiêu cực của người yêu mình như với bạn thân mình không?
Và điều bất ngờ ở đây: Câu trả lời không lại đến từ hầu hết các mối quan hệ “không khoẻ mạnh”, dựa dẫm và phụ thuộc. Không, tôi khoan nhượng với người yêu nhưng lại không khoan nhượng với bạn thân mình. Không, tôi không thể nào tha thứ cho bạn thân mình nhưng lại không (dám) phàn nàn gì với người yêu nếu họ có cùng một cách hành xử tiêu cực.
Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn thân chuyển tới sống cùng bạn, xả rác bừa bãi, không chịu đi làm, không chịu chia tiền hoá đơn điện nước, đòi hỏi bạn phải nấu bữa tối, tức giận vô cớ và la mắng bạn mỗi khi bạn phàn nàn. Liệu bạn có ngay lập tức unfriend/ block người bạn thân đó khỏi cuộc đời của mình không?
Tiếp nhé, một câu chuyện không hề mới khi yêu: Cô bạn gái kiểm soát quá đà, đòi có được tất cả các tài khoản đăng nhập mạng xã hội email, mật khẩu của người yêu, luôn nhắn tin kiểm tra đi đâu làm gì với ai 24/7… Khó chịu không? Có cảm giác bị giám sát tù ngục không? Thế nhưng chàng trai vẫn nhất quyết không bỏ cô gái mà cam tâm chịu đựng một bà mẹ thứ hai trường kì chỉ vì hai chữ “tình yêu”.
Một sự thật cuối cùng về tình yêu mà có lẽ bạn đã biết nhưng chưa đến đúng thời điểm để cảm nhận được sâu sắc: Tình yêu không hề hiếm, tình yêu không hề độc nhất, tình yêu cũng chẳng hề đặc biệt. Bạn đã yêu và bạn sẽ lại yêu thêm nhiều lần nữa, với nhiều người bạn gặp trong cuộc đời. Bạn có thể sẽ yêu người tốt hoặc người xấu. Bạn có thể yêu một cách tích cực hoặc tiêu cực. Bạn sẽ yêu từ những ngày thanh xuân cho đến khi già cỗi.
Thế nhưng lòng tự tôn, đức tin, tình yêu bạn dành cho chính mình lại là những điều độc nhất đối với bạn. Sẽ có nhiều người tình đến và đi nhưng điều còn ở lại với bạn chính là bản thân với những trải nghiệm được đúc kết, bồi đắp theo năm tháng. Tình yêu sau cuối cũng chỉ là một trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc tuyệt vời. Và cũng như những trải nghiệm khác, tình yêu không đắt giá đến mức khiến bạn phải đánh đổi chính bản thân mình. Vì vào thời khắc bạn đánh mất chính mình vì tình yêu cũng là lúc tình yêu đẩy bạn xuống hố sâu tuyệt vọng và rời đi không ngoảnh lại.
Tình yêu vĩ đại, tình yêu tươi đẹp, tình yêu cần thiết. Nhưng tình yêu chưa bao giờ là tất cả.