“Net-Zero” - 7 chữ cái khiến quán quân Phú Đức lập "kỳ tích", bứt phá thần tốc trong Đường lên đỉnh Olympia là gì?

Phạm Trang (t/h), Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 13:53 13/10/2024
Chia sẻ

Net-zero là mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể, với lượng khí thải còn lại được tái hấp thụ từ khí quyển bởi rừng và đại dương.

Sáng 13/10, Chung kết năm Đường Lên Đỉnh Olympia 2024 chính thức diễn ra. Đây là màn so tài đầy kịch tính giữa 4 thí sinh. Nhà vô địch Olympia năm thứ 24 sẽ nhận được vòng nguyệt quế mạ vàng 18K và một suất học bổng du học như thường lệ. Ngoài ra, thí sinh vô địch Olympia còn được nhận phần thưởng trị giá 50.000 USD (hơn 1,2 tỷ đồng). Trong khi đó, thí sinh đoạt giải nhì 200 triệu đồng, hai giải ba 100 triệu đồng mỗi giải.

Với hành trình leo núi xuất sắc, nam sinh THPT Quốc học Huế - Võ Quang Phú Đức đã trở thành tân Quán quân của Đường Lên Đỉnh Olympia 2024 với tổng số điểm là 220 điểm.

“Net-Zero” - 7 chữ cái khiến quán quân Phú Đức lập "kỳ tích", bứt phá thần tốc trong Đường lên đỉnh Olympia là gì?- Ảnh 1.

Ngay từ vòng thi đầu tiên “Khởi động", Phú Đức đã gây ấn tượng với khán giả khi dành trọn 60 điểm. Đến vòng thi thứ hai "Vượt chướng ngại vật", tiếp tục khiến toàn bộ khán giả bất ngờ khi trả lời đúng từ khoá “Net-zero” ngay khi mới công bố câu hỏi đầu tiên và thậm chí còn chưa cả công bố đáp án câu hỏi, cũng không có gợi ý nào. Đây là điều hiếm hoi xảy ra trong chương trình.

Theo lý giải của nam sinh Quốc học Huế trong chương trình: “Net-zero là thuật ngữ và cũng là mục tiêu của Việt Nam để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.” 

“Net-Zero” - 7 chữ cái khiến quán quân Phú Đức lập "kỳ tích", bứt phá thần tốc trong Đường lên đỉnh Olympia là gì?- Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình

Cụ thể, net-zero (hay phát thải ròng bằng 0) là mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 nhất có thể, với lượng khí thải còn lại được tái hấp thụ từ khí quyển bởi rừng và đại dương. 

Thế giới cần đạt net-zero vào năm 2050 để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt  quá 1,5°C. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để các quốc gia như Việt Nam tái cấu trúc kinh tế theo hướng bền vững, thay đổi tư duy để hướng để phát thải ròng bằng 0.

Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam và gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch.

“Net-Zero” - 7 chữ cái khiến quán quân Phú Đức lập "kỳ tích", bứt phá thần tốc trong Đường lên đỉnh Olympia là gì?- Ảnh 3.

Theo báo Tài nguyên và môi trường, để hướng tới lộ trình phát thải ròng bằng 0 thì năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời, điện gió và các nguồn khác cần được phát triển. Tuy nhiên, phát triển năng lượng tái tạo cần đi đôi với giải pháp lưu trữ năng lượng, đây là một trong các chìa khóa thành công của điện gió, điện mặt trời cho Việt Nam, khi tỷ trọng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện ngày càng cao.

Hiện nay, xu hướng dịch chuyển năng lượng đang diễn ra rất rõ ràng, đặc biệt trong ba lĩnh vực vận tải, dân dụng và sản xuất. Trong bức tranh đó, nhiên liệu hydro xanh bắt đầu nổi lên như một giải pháp tiềm năng bởi nó không chỉ đáp ứng được điều kiện “sạch” ít phát thải KNK, mà còn có trữ lượng dồi dào, dễ vận chuyển, chuyển đổi sang các dạng năng lượng khác. Theo nhận định của các chuyên gia, giao thông vận tải sẽ là lĩnh vực có tỷ lệ chuyển đổi sang nhiên liệu hydro xanh mạnh nhất. Phương tiện giao thông điện cũng là một hướng đi đúng đắn đối với lĩnh vực giao thông vận tải.

Việt Nam đã gửi Ban Thư ký của UNFCCC bản NDC cập nhật vào tháng 9/2020, phê duyệt Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh, Quy hoạch điện 8 đang ở trong giai đoạn xin ý kiến để hoàn thiện, Chiến lược quốc gia về BĐKH cũng đang trong giai đoạn xây dựng. Để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không, cần thiết phải rà soát, cập nhật và điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch. Đồng thời, cần chú trọng tới cơ chế tạo điều kiện thu hút nguồn vốn từ Quỹ Khí hậu Xanh để hỗ trợ thực hiện phát thải ròng bằng không ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy sớm thị trường carbon và các cơ chế chính sách về tài chính xanh, kinh tế tuần hoàn…

“Net-Zero” - 7 chữ cái khiến quán quân Phú Đức lập "kỳ tích", bứt phá thần tốc trong Đường lên đỉnh Olympia là gì?- Ảnh 4.


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày