Năm 2010 sắp trôi qua, khép lại thập kỉ đầu tiên của thiên niên kỉ mới. Quãng thời gian 10 năm làm thay đổi nhiều thứ, văn hóa Hàn tất nhiên không đứng ngoài xu thế thay đổi này. Mới đây, Kyung Hyang Newspaper đã phân tích và tổng kết lại những thay đổi của văn hóa Hàn. Những thuật ngữ như digital single (single chỉ phát hành online), ringtone (nhạc chuông), BGM (nhạc nền), sound source (thiết bị tạo âm thanh) ngày càng trở nên thông dụng. Các dẫn chứng sau sẽ minh họa cho sự thay đổi ý nghĩa của các thuật ngữ này so với trước kia.
Khi hình thức buôn bán album ngoài thị trường ở vào giai đoạn đỉnh cao, thông thường album của các ca sĩ sẽ bao gồm 10 – 12 ca khúc thuộc nhiều dòng nhạc khác nhau. Việc này kéo theo rất nhiều cuộc bàn luận về giá trị âm nhạc trong toàn album của ca sĩ. Tuy nhiên kể từ khi các trang web âm nhạc online giúp người ta có thể download ca khúc, những cuộc thảo luận này nhanh chóng trở thành vô nghĩa. Gần như ngay lập tức, vấn đề hiệu quả âm nhạc thể hiện ở khả năng thu hút sự chú ý của khán giả của một ca khúc bắt đầu xuất hiện.
Thêm vào đó, sự ra đời của MP3 và các thiết bị nghe nhạc khác cũng giúp khán giả có thể nghe nhạc bất cứ lúc nào, hoặc có thể thoải mái download và xóa các ca khúc theo ý mình. Tải nhạc nền cho homepage, nhạc chuông, nhạc quảng cáo nhanh chóng trở thành xu hướng đi đầu trong thị trường âm nhạc.
Nhà soạn nhạc Kim Hyunsuk cho biết: “Đặc trưng chính có thể tận dụng của các trang web âm nhạc là những đoạn preview dài 1 phút. Nếu không thể lôi kéo sự chú ý của khán giả trong 1 phút đó thì mọi chuyện coi như chấm dứt. Nếu bạn có thể cảm nhận được giá trị âm nhạc trong các album bán trực tiếp trên thị trường thì thời đại bây giờ làm giá trị âm nhạc bị giảm đi thành những thứ đồ phụ tùng rẻ tiền.”
Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường âm nhạc online thay đổi không chỉ môi trường nghe nhạc mà còn cả dòng nhạc các nhà sản xuất theo đuổi. Theo các chuyên gia, nếu được điều chỉnh lại hệ thống âm nhạc trong vòng 10 năm qua, họ sẽ tập trung nhiều vào hoặc là nhạc dance, hoặc là nhạc ballad buồn. Năm 2004, SG Wannabe ra mắt và nhanh chóng chinh phục khán giả Hàn cùng thể loại ballad này. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, phần đông khán giả lại đòi hỏi cái mới từ các ca sĩ, và ballad dần “thất thế”, nhường ngôi cho nhạc dance của thế hệ idol group.
Khá lâu sau sự đi xuống của các idol group đời trước như H.O.T và G.O.D vào đầu thập kỉ, DBSK xuất hiện như một luồng gió mới, mở ra thời kì phục hưng của thế giới Kpop idol. Sự lớn mạnh của Kpop idol group trong thời gian gần đây thì khỏi phải bàn cãi nhiều nữa. Fan trong nước “phát cuồng” là điều đương nhiên, và thị trường Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản cũng không nằm ngoài tầm kiểm soát của cơn sốt Kpop idol group này.
Theo ước tính của các chuyên gia âm nhạc, rất nhiều idol group cùng công ty quản lý của mình đang “âm mưu” ổn định chỗ đứng trên phạm vi thị trường thế giới. Chiến lược biến thế hệ idol thành trung tâm làn sóng âm nhạc cũng trở thành công thức chung được áp dụng trong giới giải trí. Thời gian gần đây, việc theo dõi một chương trình TV vắng bóng idol dường như trở nên thật khó khăn. Nhà phê bình âm nhạc Im Jinmo đánh giá: “Vì sự chênh lệch giữa các dòng nhạc ngày một gia tăng nên phạm vi cá tính của các nhạc sĩ – vốn được coi là nguồn cảm hứng sáng tác – đang bị suy giảm một cách đáng kể.”
Khi yêu cầu chọn 3 ca sĩ được khán giả yêu quí nhất trong dàn ca sĩ sáng giá của 10 năm qua được đưa ra cho các nhà phê bình âm nhạc, các đạo diễn, các nhân viên trong các công ty giải trí thì 7 trong số 8 đáp án có bao gồm SNSD và DBSK. Chủ tịch của Fluxus Music Kim Byungchan cho rằng SNSD là “girlgroup có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất”, còn nhà soạn nhạc Kim đánh giá: “Với đội hình 9 thành viên sở hữu những cá tính riêng, họ đã khẳng định mình trong lịch sử girlgroup Hàn Quốc.” Trong khi đó, đối với DBSK, đạo diễn Nam Taejung của MBC Radio nói: “Với khả năng ca hát và ngoại hình bắt mắt, họ hoàn toàn có thể đánh bại các idol group Nhật Bản và thống trị bảng xếp hạng Oricon. Họ chính là idol group tạo dựng chỗ đứng cho Kpop trong thị trường giải trí Nhật Bản”, còn nhà phê bình âm nhạc Kang Taekyu cho biết: “Họ đặt khả năng ca hát lên hàng đầu và thiết lập tiêu chuẩn mới đối với idol group. Họ là hình mẫu tiêu biểu cho các idol Hàn Quốc đi chinh phục thị trường nước ngoài.”
Thời thế thay đổi, không có gì khó hiểu nếu các ca sĩ của thế hệ trước không còn được giới trẻ ưa chuộng nhiều nữa. Tuy nhiên, Lee Seungchul lại là trường hợp ngoại lệ. 4 trong số 8 chuyên gia đã lựa chọn Lee Seungchul cho câu hỏi “Ca sĩ nào của thập kỉ trước hiện giờ vẫn được yêu thích?” Giám đốc quản lý của Universal Records Park Jin lí giải: “Debut từ những năm 80, lí do khiến Lee Seungchul vẫn được giới trẻ bây giờ yêu thích không chỉ vì khả năng ca hát mà còn vì việc liên tục tung ra các hit phù hợp với sự thay đổi xu thế âm nhạc.”
Idol group xuất sắc nhất
Ca sĩ “trụ vững” nhất bất chấp sự thay đổi xu thế âm nhạc
Ca sĩ được chú ý nhất trong tương lai