Trong một nước đi vô cùng bất ngờ, Apple thông báo sẽ thêm tính năng chơi nhạc chất lượng cao lossless trong ứng dụng stream nhạc Apple Music, ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải trả thêm bất cứ một mức phí nào. Vào tháng 6 này 20 triệu album sẽ được nâng cấp lên dạng lossless, và tới hết năm nay sẽ có thêm 75 triệu album khác cũng sẽ được làm điều tương tự.
Đây là một tin vui cho cả những người dùng phổ thông và người yêu nhạc, chơi thiết bị âm thanh; nghe nhạc "xịn" hơn mà không mất thêm phí thì ai mà chả thích cơ chứ? Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ nhạc lossless là gì và cần các thay đổi nào về phần cứng để tận dụng được trọn vẹn loại nhạc này? Hãy cùng WeBuy phân tích!
Như bạn cũng đã biết tệp nhạc số cũng có loại "this" và loại "that", không phải cứ 1 bài nhạc mà phiên bản nào cũng giống nhau. Sự khác biệt này xảy ra trong quá trình "số hóa" tín hiệu tương tự (analog) sang dạng số (digital) để lưu trữ trong máy tính hay smartphone, trước khi được chuyển ngược lại thành tương tự để đến tai người nghe.
Để số hóa nhạc ta cần số bit - số bước biểu thị sự to nhỏ của âm thanh và tần số lấy mẫu - biểu thị số lần tệp nhạc đó "kiểm tra" xem thông tin được ghi nhận có giống với tín hiệu tương tự ban đầu hay không. Số bit càng lớn giúp tránh hiện tượng mất tín hiệu (clipping), còn tần số lấy mẫu càng cao thì nhạc số càng gần với tín hiệu gốc.
Nói một cách đơn giản, 2 số này càng to thì nhạc càng giống với những gì thu lại được ở phòng thu, với nhược điểm là khiến tệp nhạc nặng hơn. Đối ngược với nhạc lossless là lossy, đã bị lược bỏ lượng thông tin nhiều hơn (loại nhạc "thông thường" hiện nay của các dịch vụ stream nhạc), nhưng có lợi thế về truyền tải do dung lượng thấp hơn khá nhiều. Nhạc lossless của Apple sẽ mang định dạng ALAC 16bit/44.1kHz cho tới 24bit/196kHz, nâng cấp khá lớn so với nhạc lossy AAC hiện nay.
Vẫn còn nhiều những tranh cãi về việc nhạc lossless có thực sự cần thiết hay không, vì nhiều người cho rằng nhạc MP3 hay AAC đã là đủ rồi. Nhưng một khi đã bỏ ra hàng triệu đồng mua thiết bị âm thanh để nghe nhạc chắc chắn bạn cũng sẽ muốn rằng nguồn nhạc phải có chất lượng tốt nhất, không để nó trở thành một thứ "nghẽn cổ chai" để những giây phút thưởng thức của bạn không đạt "đỉnh" được.
Có một sự trớ trêu trong việc Apple ra mắt dịch vụ stream nhạc lossless đó là những phần cứng của hãng lại không được thiết kế để chơi loại nhạc này! iPhone và iPad đã từ bỏ cổng 3.5mm từ khá lâu nên nhiều người lựa chọn việc sử dụng tai nghe không dây. Tuy vậy khi dùng tai nghe không dây, thuật toán nén và giải nén nhạc (CODEC) của Apple lại chỉ hỗ trợ nhạc lossy, không thể truyền tải được 24-bit lossless mà hãng mới trang bị cho Apple Music. Đây là lý do tại sao tai nghe AirPods Max cao cấp nhất của Apple hiện nay cũng không được hãng khuyến nghị để sử dụng chơi nhạc chất lượng cao.
Đến cả cặp tai nghe không dây giá 549 USD của Apple cũng không được khuyến nghị dùng với nhạc lossless của Apple
Để thưởng thức được trọn vẹn nhạc lossless với iPhone / iPad thì cách duy nhất là dùng tai có dây
Vậy tín đồ của "Táo" sẽ phải bó tay, đợi hãng ra mắt các sản phẩm phần cứng khác để sử dụng nhạc lossless sao? Không hề, khi mà bạn vẫn có thể xuất tín hiệu nhạc qua cổng Lightning và USB Type-C trên các sản phẩm của mình. Để làm được điều này, bạn có thể dùng một bộ DAC/Amp với khả năng giải mã trên 24bit, sau đó thưởng thức nhạc qua tai nghe có dây. Một ví dụ điển hình là chiếc DDHiFi TC35i dưới đây, với khả năng nhạc nhạc 32bit / 384kHz qua Lightning:
Sau khi đã xuất được nhạc rồi thì bạn cũng cần một cặp tai nghe để đưa nhạc đến tai! Thực chất bất cứ một tai nghe có dây nào có độ chi tiết đủ tốt cũng có khả năng thể hiện được sự khác biệt giữa nhạc lossy và lossless, nhưng WeBuy đem tới cho mọi người 2 lựa chọn tai nghe một In-ear, một chụp đầu với chuẩn Hi-res với dải tần đáp ứng rộng dành cho các bạn "tai thính" nhất!
Apple có rất nhiều những phát kiến vượt bậc làm người dùng Windows và Android phải "thèm thuồng" như các con chip hiệu năng cao, hệ thống camera màu sắc đẹp, thiết kế tối giản nhìn rất "đã mắt"... nhưng một điều họ lại đang đi sau là chất lượng nhạc Bluetooth. Với smartphone Android, người dùng có 2 chuẩn nén nhạc (CODEC) đủ khả năng truyền tải nhạc lossless bao gồm Sony LDAC (hỗ trợ lên tới 24bit / 96kHz) và Qualcomm apt-X HD (hỗ trợ 24bit / 192kHz).
Vì các CODEC Bluetooth tốt hơn mà Android lại là loại smartphone tối ưu cho nhạc lossless từ Apple
Chính vì vậy mà đối với người dùng smartphone Android, ngoài cách sử dùng dongle để xuất tín hiệu qua cổng USB Type-C như đã kể trên thì còn có thể lựa chọn tai nghe không dây, miễn rằng chúng hỗ trợ CODEC LDAC hoặc apt-X HD là được.
Chắc chắn sẽ có nhiều bạn tự hỏi rằng tại sao những thiết bị được chúng tôi khuyến nghị trong bài viết này lại có giá bán khá cao. Đến cả một chiếc dongle để gắn vào smartphone cũng đã có giá 1 triệu đồng, lại có cả một cặp tai nghe đắt bằng cả một chiếc xe máy nữa!
Câu trả lời đó là việc thưởng thức nhạc lossless đòi hỏi các thiết bị phần cứng cũng phải được thiết kế ở tiêu chuẩn cao hơn thông thường, khiến giá bán sẽ "nhỉnh" hơn so với các sản phẩm âm thanh đại trà. Dịch vụ stream nhạc lossless của Apple Music có thể miễn phí đó, nhưng khoản phí để thưởng thức nó đến "max tầm" sẽ nằm ở hóa đơn mua các thiết bị tương xứng!