Một loại quả Việt Nam thắng lớn tại Nhật, thương nhân Trung Quốc nườm nượp tìm mua

VY LAM, Theo Tổ Quốc 16:00 18/05/2022

"Chưa bao giờ tôi được ăn loại quả nào ngon như thế" - Ông Weiss bày tỏ sự yêu thích đối với loại trái cây tuyệt vời của Việt Nam.

Vải thiều là loại trái cây được trồng nhiều tại Việt Nam. Giống vải thiều phổ biến nhất ở Việt Nam là vải thiều ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương và huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Do có vị ngọt, mát và mùi thơm đặc trưng nên vải thiều Việt Nam rất được ưa chuộng.

Sau khi tiến ra thị trường quốc tế, vải thiều Việt Nam đã gây được tiếng vang và gặt hái những thành công nhất định. Ngay cả người tiêu dùng tại một số thị trường khó tính cũng đã đón nhận vải thiều Việt Nam một cách hào hứng.

Thương nhân Trung Quốc nườm nượp đăng ký mua

Tính đến cuối tháng 4, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận thông tin của 76 thương nhân Trung Quốc đăng ký các thủ tục để thu mua vải thiều trong mùa thu hoạch vải 2022, tờ Dân Việt cho biết.

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cũng dự báo, số thương nhân Trung Quốc đăng ký sang Việt Nam thu mua vải thiều sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Một loại quả Việt Nam thắng lớn tại Nhật, thương nhân Trung Quốc nườm nượp tìm mua - Ảnh 1.

Nông dân Bắc Giang thu hoạch vải thiều Ảnh: TTXVN

Năm 2022, Bắc Giang có 28.300 ha diện tích trồng vải, tổng sản lượng ước tính khoảng 160.000 tấn. Trong đó, vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGap 15.400 ha, sản lượng ước đạt khoảng 112.900 tấn. Vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGap có 82 ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.000 tấn.

Trong đó, vải chín sớm có sản lượng khoảng 50.000 tấn; vải chính vụ khoảng 110.000 tấn. Dự kiến từ ngày 18/5, Bắc Giang sẽ bắt đầu thu hoạch vải thiều chín sớm, được trồng tại huyện Tân Yên.

Vải thiều Việt Nam thng li lớn ở Nhật Bản

Không chỉ thu hút các thương nhân Trung Quốc, vải thiều của Việt Nam trong hơn 2 năm trở lại đây đã trở thành loại trái cây được yêu thích tại thị trường Nhật Bản.

Theo Báo Chính phủ, vào lần đầu tiên ra mắt tại chuỗi siêu thị AEON Nhật Bản hồi tháng 6/2020, quả vải thiều Việt Nam đã gây được tiếng vang khi 2 tạ vải bày bán tại AEON được tiêu thụ hết chỉ trong 1 ngày.

Khách tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất tốt về sản phẩm và dành nhiều lời khen cho sự tươi ngon của quả vải Việt Nam cũng như bày tỏ mong muốn sản phẩm này trở thành quà biếu, tặng cho gia đình, người thân.

Một loại quả Việt Nam thắng lớn tại Nhật, thương nhân Trung Quốc nườm nượp tìm mua - Ảnh 2.

Vải thiều tươi Việt Nam bày bán tại siêu thị AEON Nhật Bản Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Nhật

Tới tháng 5/2021, những lô vải đầu tiên của Việt Nam do Công ty Sunrise Farm Nhật Bản ký kết với Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam đã cập cảng hàng không tại Nhật Bản, đánh dấu một mùa vải bội thu và trái vải Việt Nam được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận.

Trả lời phỏng vấn bên lề lễ khai mạc Tuần hàng Việt Nam trong hệ thống AEON ở Nhật Bản tháng 6/2021, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam khẳng định màn ra mắt thành công ở một thị trường khắt khe như Nhật Bản đã giúp nâng cao thương hiệu của vải thiều Việt Nam trên toàn cầu.

Cũng theo ông Vũ Hồng Nam, sau khi vào được thị trường Nhật Bản, uy tín của quả vải Việt Nam cũng tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu vải sang Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Singapore đều tăng. Điều này tạo ra hiệu ứng dây chuyền để quả vải Việt Nam có thương hiệu trên toàn cầu, và từ đó giúp người trồng vải bán được nhiều sản phẩm hơn và có thu nhập cao hơn.

Đt hàng châu Âu

Cũng trong tháng 6/2021, vải thiều Thanh Hà, Việt Nam đã lên kệ hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris (Pháp) và lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Bỉ. Tại hai thị trường mới, vải thiều của Việt Nam đã được đánh giá cao về chất lượng và được tiêu thụ nhanh chóng.

Tại Pháp, đây là lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam vào thị trường châu Âu có mang theo tem truy xuất nguồn gốc do Cục Xúc tiến thương mại xây dựng. Mặc dù vải thiều Thanh Hà có giá chung trên thị trường là 18 euro/hộp 1kg (tương đương hơn 500.000 đồng/kg), nhiều khách hàng đã mua tới 5kg cho cả gia đình và làm quà cho bạn bè người Pháp.

Một loại quả Việt Nam thắng lớn tại Nhật, thương nhân Trung Quốc nườm nượp tìm mua - Ảnh 3.

Vải thiều sang Pháp đắt hàng khi được người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng và việc dán tem truy xuất nguồn gốc Ảnh: Cục XTTM

Điều này đã thúc đẩy doanh nghiệp Pháp quyết định đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu hơn so với dự kiến để đáp ứng nhu cầu thị trường và nhập lô thứ 2 không lâu sau đó.

Chỉ trong vòng 7 ngày, đã có 2 lô hàng gần 1 tấn vải thiều Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không.

Còn tại Bỉ, theo phóng viên TTXVN, kể từ ngày 23/6/2021, lô vải thiều Việt Nam đầu tiên đã được lên kệ tại siêu thị Carrefour của Bỉ.

Đây là nỗ lực của công ty Vinamex và các đối tác trong nước nhằm đưa đặc sản trái cây của Việt Nam sang châu Âu, sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) được thực thi.

Một loại quả Việt Nam thắng lớn tại Nhật, thương nhân Trung Quốc nườm nượp tìm mua - Ảnh 4.

Ông Bernhard Weiss, quản lý siêu thị Carrefour Tongres, Brussels và lô vải thiều Việt Nam Ảnh: TTXVN

Ông Weiss - Phụ trách siêu thị Carrefour Tongres bày tỏ sự yêu thích đối với trái vải Việt Nam: "Khi xem ảnh trái vải Việt Nam của công ty Vinamex, tôi thích luôn vì thấy quả tròn và đều. Đến khi được ăn thử thì càng tuyệt. Chưa bao giờ tôi được ăn loại quả nào ngon như thế và tôi quyết định sẽ nhập bán để người dân Bỉ được biết đến một loại quả tuyệt vời của Việt Nam".

Từng có nhiều năm sống và làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) và biết nhiều loại trái cây nhiệt đới, nhưng đây là lần đầu tiên ông Weiss được thưởng thức vải thiều Thanh Hà của Việt Nam.

"Khi ăn quả vải thiều Việt Nam, tôi thấy rất ấn tượng và muốn quảng bá rộng rãi loại trái cây đặc biệt này cho người tiêu dùng Bỉ" - ông Weiss hào hứng chia sẻ, đồng thời bày tỏ tin tưởng sẽ có nhiều người tiêu dùng thích loại quả này khi họ được biết đến hương vị của nó.

Ngoài thị trường Pháp, Bỉ, hơn 3 tấn vải thiều Bắc Giang đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đã được sàn thương mại điện tử Vỏ Sò xuất khẩu và thông quan thuận lợi tại cảng sân bay Frankfurt, Cộng hòa Liên bang Đức cũng trong tháng 6/2021.

Nguồn: Tổng hợp