Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"

Huyền Trang, Theo thanhnienviet.vn 21:00 31/03/2025
Chia sẻ

Thú thực, tôi có chút "phổng mũi" sau khi trò chuyện cùng người hàng xóm.

Nhà tôi chẳng có gì đặc biệt, vậy mà mỗi lần hàng xóm ghé chơi là y như rằng họ tròn mắt ngạc nhiên, rồi hỏi đúng một câu: Đồ đạc nhà bạn đâu hết rồi?

Nghe xong tôi bật cười và giải thích về cách lưu trữ và sắp xếp đồ dùng của mình. Thú thực tôi là người rất ghét bừa bộn. Vậy nên, trước khi chuyển vào ngôi nhà này, tôi đã phải tìm đến chuyên gia lưu trữ để nghe tư vấn và học hỏi. Sau đó, tôi nhận thấy việc quy hoạch không gian cho từng khu vực trong nhà mang lại hiệu quả đáng kể giúp ngôi nhà luôn gọn gàng sạch sẽ.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 1.

Mỗi gia đình đều có nhu cầu lưu trữ riêng. Có gia đình cần nhiều không gian hơn để cất giữ quần áo, trong khi có gia đình lại cần không gian để lưu trữ sách vở. Bất kể nhu cầu của bạn là gì, nếu nắm vững các nguyên tắc lưu trữ, bạn chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp phù hợp với gia đình mình.

Dưới đây là cách làm của tôi - đã được hàng xóm dành triệu lời khen ngợi. Vậy nên tôi khá tự tin khi chia sẻ cho bạn. Cùng tham khảo nhé!

1. Khu vực huyền quan

Huyền quan là điểm gây ấn tượng đầu tiên khi bước vào nhà, vì vậy việc sắp xếp khu vực này một cách hợp lý là rất cần thiết.

Không gian huyền quan có thể được chia thành bốn phần: khu vực treo đồ, ngăn kéo, khu trưng bày và khu lưu trữ. Khu vực treo đồ có thể dùng để cất giữ chìa khóa, túi xách và những vật dụng nhỏ. Ngăn kéo thích hợp để lưu trữ các đồ lặt vặt. Khu trưng bày có thể dùng để đặt các vật trang trí, làm đẹp không gian. Khu lưu trữ lại phù hợp để cất những vật dụng có kích thước lớn.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 2.

Hệ tủ khu vực huyền quan

Việc phân loại đồ đạc trong khu vực này cần được thực hiện hợp lý. Ví dụ, giày dép nên được cất trong ngăn kéo, áo khoác có thể treo trên tường để dễ dàng lấy ra khi cần sử dụng. Đối với những vật dụng hàng ngày, nên đặt ở vị trí dễ lấy để thuận tiện hơn. Ngoài ra, có thể chọn một số dụng cụ lưu trữ có tính thẩm mỹ như hộp đựng đồ, kệ lưu trữ, giúp không gian vừa gọn gàng vừa đẹp mắt.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 3.

Hai ngăn kéo đựng ô và khẩu trang cùng một số vật dụng nhỏ khác

2. Phòng khách

Việc lưu trữ trong phòng khách cần cân nhắc sắp xếp hợp lí các thiết bị giải trí và đồ trang trí. Đối với tủ tivi và tủ đồ gia dụng, nên chọn loại có độ sâu tối thiểu 60cm để có thể chứa được nhiều vật dụng nhỏ mà không làm không gian trở nên lộn xộn.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 4.

Bạn nên tận dụng tối đa các hệ tủ tích hợp, vừa làm tủ đựng tivi vừa làm tủ lưu trữ. Những năm gần đây, các hệ tủ kịch trần đặc biệt được ưa chuộng bởi không gian đựng đồ lớn, hơn nữa vẫn giữ được tính thẩm mỹ cho không gian sống mà không gây cảm giác rối mắt.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 5.

3. Ban công

Khu vực lưu trữ cho ban công thường bao gồm hai phần chính. Một phần là tủ gia dụng, dùng để đặt các dụng cụ vệ sinh như nước lau sàn, khăn lau, máy hút bụi. Phần còn lại là tủ máy giặt, dùng để lưu trữ các vật dụng liên quan đến giặt giũ.

Trong tủ gia dụng, có thể phân loại các sản phẩm tẩy rửa, khăn lau và máy hút bụi riêng biệt để tránh nhiễm bẩn chéo. Ngoài ra, có thể lựa chọn một số loại nội thất có tích hợp ngăn lưu trữ để tận dụng tối đa không gian, như ghế có hộc đựng đồ hay tủ treo tường.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 6.

4. Phòng bếp

Tủ cạnh bàn ăn là nơi lý tưởng để lưu trữ các vật dụng phục vụ bữa ăn. Có thể phân loại và cất giữ bát đĩa, ly rượu, khăn ăn vào từng ngăn để dễ dàng lấy khi cần. Ngoài ra, có thể bố trí một tủ lưu trữ riêng để đặt các thiết bị điện tử như máy pha cà phê, nồi chiên không dầu,...

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 7.
Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 8.
Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 9.

Nhà bếp cần được chia thành bốn khu vực lưu trữ: tủ dưới, mặt bàn, tường và tủ trên. Tủ dưới và tủ trên thích hợp để chứa những đồ ít sử dụng, trong khi mặt bàn và tường phù hợp để đặt những vật dụng thường xuyên dùng như thớt, dao, gia vị.

Để tránh nhiễm khuẩn chéo, cần phân vùng lưu trữ rõ ràng, chẳng hạn đặt nồi niêu riêng, dao thớt riêng, gia vị riêng. Bên cạnh đó, có thể tận dụng giá treo hoặc kệ dán tường để tiết kiệm diện tích.

5. Phòng tắm

Phòng tắm là khu vực cần giữ sạch sẽ và khô ráo, vì vậy khi bố trí không gian lưu trữ, cần cân nhắc đến tính thực tế, tiện lợi và thẩm mỹ.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 10.

Tủ gương và ngăn kéo là hai yếu tố quan trọng trong thiết kế lưu trữ cho phòng tắm. Tủ gương có thể dùng để cất kem đánh răng, đồ trang điểm một cách gọn gàng và tiện lợi. Ngăn kéo có thể dùng để để khăn tắm, khăn mặt, tránh tình trạng bừa bộn.

6. Phòng để quần áo

Việc sắp xếp tủ quần áo cần tập trung vào các yếu tố như không gian lưu trữ phía trên, khu vực treo đồ và nơi cất giữ phụ kiện. Đối với khu vực phía trên, nên sử dụng hộp lưu trữ để cất chăn gối, quần áo trái mùa. Khu vực treo quần áo dùng để treo quần áo hay mặc, dễ dàng lấy ra khi cần sử dụng. Nơi đặt phụ kiện nên phân ngăn rõ ràng và sắp xếp theo từng loại khác nhau để thuận tiện tìm kiếm.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 11.

7. Phòng làm việc và các khu vực khác

Đối với phòng làm việc và các khu vực khác, việc sắp xếp đồ đạc nên tuân theo nguyên tắc lưu trữ gần nơi sử dụng. Ví dụ, các vật dụng trong phòng làm việc có thể đặt trong ngăn kéo gần bàn, nước hoa và đồ dưỡng da có thể đặt trên bàn trang điểm. Như vậy, sẽ không cần tìm kiếm dụng cụ lưu trữ riêng mà vẫn có thể sắp xếp một cách gọn gàng.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 12.

8. Một số mẹo lưu trữ

Khi quy hoạch không gian lưu trữ, không thể bỏ qua thói quen sử dụng hàng ngày. Cần xem xét kích thước, hình dáng và mục đích sử dụng của từng món đồ để có cách sắp xếp phù hợp. Đồ lớn cần nhiều không gian, trong khi đồ nhỏ có thể cất gọn trong các ngăn nhỏ hơn. Đồng thời, nên cân nhắc trọng lượng và độ dễ vỡ của vật dụng để đảm bảo an toàn khi lưu trữ.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 13.

Để tối ưu không gian, cũng cần giảm bớt việc lưu trữ trùng lặp. Không nên đặt cùng một loại đồ ở nhiều nơi khác nhau vì điều này không chỉ chiếm diện tích mà còn gây khó khăn khi tìm kiếm.

Một thói quen quan trọng giúp duy trì không gian gọn gàng là thường xuyên sàng lọc và loại bỏ những vật dụng không cần thiết. Có thể chuẩn bị một chiếc hộp để đặt những đồ cần bỏ đi và khi hộp đầy, hãy xử lý tất cả cùng một lúc.

Mỗi lần hàng xóm sang chơi đều kinh ngạc đặt 1 câu hỏi, tôi trả lời xong họ nói đúng 2 chữ: "Sư phụ!"- Ảnh 14.

Lưu trữ không chỉ là một kỹ năng thực tiễn mà còn là một nghệ thuật sống. Thông qua việc sắp xếp hợp lý, bạn có thể tạo ra một không gian sống ngăn nắp, hài hòa và tiện lợi, giúp cuộc sống trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày