Leigh (27 tuổi ở Maryland, Mỹ) chia sẻ: Lần đầu tiên cô nhìn thấy bảng quản lý chi tiêu của cha mẹ mình khi còn nhỏ, cô đã nhanh chóng nhận ra có điều gì đó không ổn. Mặc dù, cha mẹ Leign đã cố gắng hết sức để có trách nhiệm về mặt tài chính, nhưng số tiền cần chi lớn hơn quá nhiều so với thu nhập. Họ đã chi tiêu quá nhiều cho các khoản mua sắm hàng ngày và hàng hoá xa xỉ.
Leigh luôn giỏi về con số, do đó cô đã thay cha mẹ để lập ngân sách chi tiêu cho gia đình 9 người từ khi mới 13 tuổi. Mặc dù vậy, phải đến khi trưởng thành, cô mới ngừng đi theo một số thói quen xấu về tiền bạc của cha mẹ mình.
“Tôi tin rằng cha mẹ tôi đã cố gắng hết sức,” Leigh nói. “Họ không có nền tảng tài chính cá nhân vì bố mẹ họ đã không dạy họ. Đó là một vấn đề thế hệ rất nặng nề. Bạn cần nhận ra rằng, 'Đây là một vấn đề, tôi có thể học và sửa chữa' và sau đó bạn mới có thể thực sự thay đổi những thế hệ còn lại bên dưới bạn".
Ngày trước, có rất nhiều người trẻ đang định hướng cuộc sống của mình chỉ bằng cách sử dụng phương pháp chi tiêu, quản lý tiền bạc bằng bài học nhận được từ cha mẹ. Điều này đặt ra một thách thức đáng kể về mặt tài chính cho con cái của họ sau này, cụ thể là những người thuộc thế hệ Millennialsm và Gen Z. Khi đó, Millennialsm và Gen Z trưởng thành mà thường xuyên gặp phải những lời khuyên tài chính lỗi thời hoặc sai lầm từ cha mẹ.
Ảnh minh hoạ
Sarah Foster, nhà nghiên cứu kinh tế và lãi suất ngân hàng nhận định: "Người trẻ thường được cảnh báo phải cẩn thận khi làm theo về lời khuyên tài chính mà họ thấy trên MXH. Nhưng khi nền kinh tế đầy thách thức ngày nay đang viết lại các quy tắc về xây dựng sự giàu có, nền tảng tài chính của Millennialsm và Gen Z cũng gặp nhiều rủi ro, khi họ nghe theo những người mà họ tôn trọng nhất, chính là cha mẹ"
Theo khảo sát của Bankrate, hơn một nửa (58%) Gen Z nhận được lời khuyên tài chính từ bạn bè và gia đình vào năm 2023. Nếu bạn là GenZ, bạn có thể đã nghe một trong những lời khuyên sau từ các thành viên lớn tuổi trong gia đình, hàng xóm hoặc đồng nghiệp. Đó là: (1) Tránh sử dụng thẻ tín dụng, hãy cố gắng thanh toán bằng tiền mặt; (2) Hãy mua nhà ngay vì thuê nhà chỉ là lãng phí tiền bạc; (3) Đừng chuyển việc để có mức lương cao hơn - Hãy gắn bó với 1 công ty càng lâu càng tốt.
Lời khuyên này thường ít liên quan đến nền kinh tế hiện nay của người trẻ, song phù hợp với trải nghiệm về tài chính của thế hệ ông bà cha mẹ. Tuy nhiên, không giống như bậc cha mẹ, nhiều người trẻ ngày nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở, nợ ngày càng nhiều và việc chỉ kiếm tiền bằng một nguồn thu nhập đã trở nên rủi ro.
Trong một cuộc khảo sát khác, mặc dù phần lớn Millennialsm và Gen Z cho biết họ đã ít nhiều học được những lời khuyên về tiền nong từ cha mẹ. Song họ cũng nói cần cân nhắc thêm tính hữu ích và có thể áp dụng được của chúng. Bởi lẽ mỗi thế hệ đều có những điều kiện phát triển và bối cảnh kinh tế khác nhau.
21% GenZ và 35% Millennialsm cho biết cha mẹ không dạy họ cách xây dựng sự giàu có. 35% Gen Z nói rằng việc xây dựng sự giàu có khó hơn so với cha mẹ mình khi họ ở cùng độ tuổi, do nền kinh tế khác biệt. 30% Gen Z đang phải cân nhắc những cách khác nhau để theo đuổi sự giàu có so với cha mẹ khi họ ở cùng độ tuổi, do nền kinh tế.
Ảnh minh hoạ
Nếu không nhận được lời khuyên về tiền nong hữu ích từ cha mẹ, người trẻ chuyển sang các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, TikTok,... để lấp đầy khoảng trống. Tuy nhiên, những phương tiện truyền thông này cũng có thể là "bãi chứa" nhiều thông tin sai lầm. Dẫu vậy, đây cũng là nguồn được nhiều người trẻ tìm kiếm khi họ gặp khó khăn trong quản lý tài chính, đặc biệt dưới bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
Giống như biết bao người trẻ thuộc thế hệ GenZ và Millennialsm khác, Leign lớn lên với sự phát triển của MXH. Cô đã tìm kiếm thông tin trên Google về tiết kiệm và lập ngân sách. Ngày may, mạng xã hội đang lấp đầy khoảng trống trong kiến thức tài chính cá nhân dành cho người trẻ, không riêng với Leign.
Theo khảo sát của Bankrate về tư vấn tài chính, vào năm 2023, khoảng một nửa (49%) GenZ nhận được lời khuyên về tài chính từ những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội và đã làm theo chúng. MXH trở thành cách phổ biến nhất để nhận được lời khuyên về tài chính trong giới trẻ, sau gia đình và bạn bè.
Michael Spikes, Giảng viên và giám đốc chương trình tại Đại học Northwestern, người chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông nhận định, rất khó để xác minh tính chân thật của nội dung trên MXH. Vị này nói thêm, để tránh sai lệch khi tìm kiếm thông tin về tài chính cá nhân online, hãy xem xét nguồn và động cơ của những nhà sáng tạo nội dung. Nếu lời khuyên của họ hoặc sản phẩm họ giới thiệu có vẻ tốt đến mức khó tin thì tuyệt đối đừng làm theo.
Foster nói thêm: “Hãy nhớ bài kiểm tra cuối cùng để phát hiện ra những lời khuyên tài chính tồi trên mạng xã hội, chính là: 'Không có kế hoạch làm giàu nhanh chóng nào để tăng sự giàu có'. 'Đừng ném tất cả trứng vào một giỏ'. Đa dạng hóa các khoản đầu tư của bạn và giữ tầm nhìn dài hạn. Và trước khi bạn bắt đầu đầu tư, hãy chắc chắn rằng bạn có đủ tiền mặt để trang trải cho những khoản chi phí bất ngờ".