Mặt trăng máu dài nhất thế kỷ 21 sắp xảy ra vào tháng tới, Việt Nam có nhìn được không?

G.P, Theo Helino 12:24 27/06/2018
Chia sẻ

Bạn biết tin gì chưa, nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21 sẽ diễn ra vào ngày 27/7 sắp tới, khi bóng của Trái đất hoàn toàn bao phủ Mặt trăng trong 1 giờ 43 phút.

Bạn hãy lấy bút note ngay vào lịch, sổ đi nào bởi theo trang Business Insider đưa tin thì vào ngày 27/7/2018 tới đây, nhiều người dân trên thế giới sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh tượng thiên văn cực kỳ thú.

Mặt trăng máu dài nhất thế kỷ 21 sắp xảy ra vào tháng tới, Việt Nam có nhìn được không? - Ảnh 1.

Đó là ngắm nhìn Mặt trăng máu hay nguyệt thực toàn phần. Tuy nhiên, đây sẽ là 1 kỳ nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21 đấy nhé - khi Mặt trăng khuất sau bóng của Trái đất suốt 1 tiếng 43 phút, dài hơn khoảng 3 phút so với hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra vào đêm 15/6/2011.

Cần nói thêm rằng, Mặt trăng máu hay nguyệt thực toàn phần là hiện tượng thiên văn bình thường khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất và che mất nguồn ánh sáng Mặt trời.

Nhưng ngay cả khi Trái đất chặn tất cả các tia sáng đến từ Mặt trời chiếu tới Mặt trăng thì các tia sáng này vẫn có thể "lượn" qua bề mặt của Trái đất và phản chiếu lên Mặt trăng.

Đồng thời, bầu khí quyển Trái đất như là một thấu kính hội tụ khổng lồ làm cho ánh sáng đỏ đi xuyên qua có xu hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối. Ánh sáng này đã chiếu rọi Mặt trăng khi nó đi qua vùng này. Do đó, ta thấy Mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.

Mặc dù là hiện tượng thiên văn cực kỳ thú nhưng theo các chuyên gia thuộc IFL Science, không phải ai cũng được chứng kiến hiện tượng này.

Mặt trăng máu dài nhất thế kỷ 21 sắp xảy ra vào tháng tới, Việt Nam có nhìn được không? - Ảnh 3.

Nguyệt thực có thể quan sát rõ nhất ở nhiều nơi thuộc châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ, một số nơi tại châu Âu. Trong khi đó, người dân ở Bắc, Nam Mỹ sẽ không có cơ hội theo dõi sự kiện này. Việt Nam cũng may mắn nằm ở trong khu vực xem được Mặt trăng máu lần này nhé!

Theo BusinessInsider thì nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 19h30 phút UTC ngày 27/7 tức 2h30 phút sáng ngày 28/7 (giờ Việt Nam) và kết thúc vào lúc 21h13 phút UTC (tức 4h13 phút sáng giờ Việt Nam). Mặt trăng máu sẽ đạt đỉnh vào lúc 20h22 phút UTC (tức 3h22 phút sáng ngày 28/7 giờ Việt Nam).

Do thời điểm Mặt trăng máu diễn ra vào rạng sáng nên những người yêu thiên văn Việt Nam gặp ít nhiều bất lợi. Dẫu vậy, nếu thật sự đam mê và yêu thích thiên văn học thì bạn đừng quên chuẩn bị thật kĩ để không bỏ lỡ hiện tượng thiên văn kỳ thú này.

Được biết, Trong vòng 100 năm qua, chỉ có 4 lần nguyệt thực toàn phần có thời gian Mặt trăng hoàn toàn bị che khuất (period totality) có thể sánh ngang với sự kiện vào mùa hè năm nay.

Đó là sự kiện nguyệt thực vào ngày 15/6/2011 (100 phút), ngày 16/7/2000 (107 phút), tháng 7/1982 (107 phút) và tháng 7/1935 (101 phút).

Nhưng vì sao hiện tượng Mặt trăng máu năm nay lại kéo dài đến vậy?

Lý do là bởi Mặt trăng sẽ đi qua gần trung tâm của umbra (vùng che khuất toàn phần), có nghĩa nó sẽ ở sau bóng Trái đất lâu hơn.

Mặt trăng máu dài nhất thế kỷ 21 sắp xảy ra vào tháng tới, Việt Nam có nhìn được không? - Ảnh 5.

Vùng che khuất toàn phần (umbra).

Trái đất cũng ở điểm xa nhất với Mặt trời trong suốt thời gian nguyệt thực, làm bóng của nó trở nên lớn hơn so với bình thường. Và với khoảng cách xa Trái đất nhất nên càng lọt thỏm trong bóng của Trái đất hơn.

Nguồn: Earthsky, BusinessInsider, IflScience

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày