Lời khuyên dành cho bạn trẻ khao khát thành công: Nằm lòng hiệu ứng “Cửa sổ vỡ” - đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên!

Hoa Chanh, Theo Trí Thức Trẻ 20:50 28/01/2019
Chia sẻ

Lần thứ nhất đến trễ, không bị trừng phạt, vô hình dung dưỡng, hình thành thói quen đến trễ. Lần thứ nhất hạ thấp yêu cầu đối với chính mình, cuối cùng đối với mình không còn muốn yêu cầu nữa.

01

Tin rằng trong cuộc sống, chúng ta đều đã từng có những trải nghiệm kiểu này:

Ban đêm trước khi ngủ, bạn cầm điện thoại di động lên tự nói với mình: "Chỉ lướt facebook mấy phút thôi!", "chỉ đọc tin một chút thôi".  Kết quả mấy giờ đồng hồ sau, bạn vẫn chăm chăm chìm đắm vào chiếc điện thoại.

Bạn cùng cô bạn thân đi dạo phố, ý định ban đầu là "nói không với mua sắm" bởi chẳng có nhu cầu sắm sửa gì thêm. Nhưng vì vui chân, bạn sa vào cửa hàng mỹ phẩm. Được cô nhân viên giới thiệu một thỏi son mới ra lò, cuối cùng bạn mua nguyên một bộ đồ trang điểm về nhà.

Bạn vốn tửu lượng không tốt, trên bàn tiệc, đồng nghiệp mời rượu, bạn không tiện từ chối, nói rằng chỉ uống một chén, kết quả là có chén thứ hai, chén thứ ba. Cuối cùng, đồng nghiệp phải đưa bạn về tận nhà trong trạng thái say mèm, toàn thân rã rời.

Bạn cần phải trả deadline một tản văn cho tạp chí Tết. Nhưng, xét thấy thời gian hãy còn nhiều, bạn tặc lưỡi "ôi dào, múa bút một tí là xong". Đoạn, bạn hẹn bạn bè cafe, tối đặt lịch nhậu liên hoan cuối năm, triền miên từ ngày này qua ngày khác. Tòa soạn gọi điện giục giã, bạn ậm ừ, miễn cưỡng phóng bút vài dòng. Nhưng, một bài viết gấp rút, không có sự đầu tư, dụng công suy nghĩ, thử hỏi, làm sao có thể chất lượng?

Rất nhiều chuyện đều tương tự như vậy, chỉ cần lần đầu tiên thay đổi một chút, kết quả những chuyện diễn ra tiếp theo là không thể kiểm soát được.

Tôi nhớ một câu chuyện rất nổi tiếng: Có một đứa trẻ lần đầu tiên ăn cắp đồ, trộm được một cây kim, người mẹ cảm thấy chỉ là một cây kim mà thôi, nên không trách phạt đứa con. Thế là sau đó đứa trẻ lại tiếp tục trộm những món đồ khác nữa.

Lớn lên, đứa trẻ đó đã trở thành một tay trộm vàng, cuối cùng bị giam vào ngục, còn bị phán quyết tử hình. Anh ta ở trên pháp trường, khóc lớn nói với mẹ: "Nếu lần đầu tiên con trộm cây kim, mẹ nghiêm khắc trừng phạt, thì hôm nay con đã không phải chết!".

Lời khuyên dành cho bạn trẻ khao khát thành công: Nằm lòng hiệu ứng “Cửa sổ vỡ” - đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên! - Ảnh 1.

Nếu như ban đầu bạn không kiểm soát được một vài ham muốn nhỏ, thỏa hiệp một chút, coi thường vài căn bệnh vặt vãnh,… cuối cùng nó sẽ biến thành rất lớn, thậm chí không thể kiểm soát được nữa. 

Phản ứng dây chuyền này được gọi là "cửa sổ vỡ", do 2 giáo sư người Mỹ là James Q. Wilson và George L. Kelling giới thiệu đầu tiên trong một bài báo vào tháng 3/1982. Hai ông phân tích: "Nếu một tòa nhà với một vài cửa sổ bị phá vỡ và không được sửa chữa sẽ có xu hướng thu hút những kẻ phá hoại phá thêm vài cửa sổ khác. Cuối cùng, họ có thể đột nhập vào tòa nhà, và nếu nó trống, họ sẽ chiếm lấy nó hoặc thậm chí đốt phá nó. Tương tự như vậy, nếu một vỉa hè có rác tích tụ, thì người ta sẽ tiếp tục xả rác hoặc để cả túi rác ở đó …"

Đại ý rằng, để một thứ từ tốt trở thành xấu, thường thường khởi đầu từ một hành vi rất nhỏ sinh ra. Chúng ta thường bỏ qua các tiểu tiết, mà quên rằng, tất cả mọi bức tranh đẹp đều bắt nguồn từ những chi tiết nhỏ. Chỉ một cái tặc lưỡi, một lần phóng túng, sẽ có vô số lần về sau. 

Giống như một số người nghiện thuốc, lần thứ nhất không để ý, sau này lâm vào tình trạng nghiện thuốc mà không thể tự thoát ra được, hủy hoại thân thể của mình.

Giống như lần thứ nhất đến trễ, không bị trừng phạt, vô hình dung dưỡng,hình thành thói quen đến trễ;

Lần thứ nhất hạ thấp yêu cầu đối với chính mình, cuối cùng đối với mình không còn muốn yêu cầu nữa.

Cho nên, đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên.

Lời khuyên dành cho bạn trẻ khao khát thành công: Nằm lòng hiệu ứng “Cửa sổ vỡ” - đừng bỏ mặc cơ hội lần thứ nhất, đừng phá vỡ cánh cửa sổ đầu tiên! - Ảnh 2.

02

Không coi thường, bỏ qua những điều nhỏ nhặt, không chỉ là thái độ sống cẩn trọng, tỉ mỉ của bạn, mà còn thể hiện bạn có tố chất của người thành công hay không. Tố chất ấy chính là lòng kiên trì, không bỏ cuộc.

Trong cuộc sống rất nhiều người đều đang nói kiên trì, nhưng người thực sự kiên trì được lại rất ít. Nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami kể, từ mùa thu năm 1982 ông bắt đầu chạy bộ, mãi cho đến hôm nay, đã kiên trì được mấy chục năm. Thử hỏi, trong số chúng ta, ai kiên trì chạy bộ hoặc duy trì thói quen nào đó nhiều chục năm nay?

Tôi có những người bạn từng tuyên bố kiên trì chạy bộ, nhưng sau vài ngày sẽ bao biện kiểu: Hôm nay bận quá, không thể chạy; hôm nay quá mệt mỏi, để ngày mai chạy; hôm nay tâm trạng không tốt, không muốn chạy… 

Nếu như có lần lần thứ nhất kiếm cớ để cho mình từ bỏ kiên trì, thì đến cuối cùng, thường sẽ không muốn kiên trì nữa. "Nếu tôi lấy bận bịu làm cái cớ để không chạy, tôi sẽ không bao giờ chạy lại được nữa. Tôi chỉ có một ít lý do để tiếp tục chạy, và vô số lý do để bỏ. Tất cả những gì tôi có thể làm là giữ cho một ít lý do đó được đánh bóng đẹp đẽ", murakami tiết lộ. Bởi vì ông chưa bao giờ có một lần "lười biếng", cho nên ông kiên trì cho tới bây giờ.

Kiên trì làm một việc, kiên trì làm tới cùng thực sự là rất khó, bởi vì thời điểm chúng ta không muốn làm, kiểu gì cũng sẽ tìm cho mình lý do, để cho mình ở vào trạng thái nhẹ nhõm dễ chịu.

Nhưng mà, dù cho kiên trì một sự việc rất khó, cũng đừng để cho mình một lần có ý nghĩ từ bỏ, bởi vì từ bỏ một lần, lần thứ hai lại càng dễ dàng hơn. Chiếc cửa sổ sẽ không có cơ hội vỡ, nếu ngay từ đầu chúng ta cẩn thận, hoặc nếu chẳng may bị nứt vỡ, hãy nhanh chóng sửa nó, thay vì ngó lơ, mặc kệ coi như không có gì xảy ra.

Cuộc đời bạn cũng thế, muốn thành công, hãy bắt đầu cẩn trọng với những thói quen, nỗ lực nhỏ và kiên trì với mục tiêu cuối cùng. Chỉ một lần thoái lui, thỏa hiệp, hiệu ứng "cửa sổ vỡ" sẽ xâm lấn và phá tan tất cả nỗ lực trước đó của bạn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày