Lời khuyên của chuyên gia tài chính có 12,6 tỷ đồng: Tuổi 20 đừng làm 5 điều này, nếu bạn muốn bỏ lỡ cơ hội làm giàu

Nguyệt , Theo Nhịp sống thị trường 17:01 20/07/2024
Chia sẻ

Học đúng cách về tư duy tài chính là điều mà người trẻ nào cũng nên làm.

Những người ở độ tuổi 20 không phải lúc nào cũng có nhiều kinh nghiệm quản lý tài chính. Điều này khiến họ dễ mắc sai lầm, chẳng hạn như sử dụng sai cách thẻ tín dụng hoặc rơi vào cảnh nợ nần vì "lối sống phóng khoáng".

Michela Allocca (28 tuổi) là một chuyên gia tư vấn tài chính cá nhân. Cô chia sẻ, những sai lầm này của tuổi trẻ khá phổ biến. Dù có những vấp ngã ở tuổi 20 trong lĩnh vực tài chính, song hiện cô có giá trị tài sản ròng là 500.000 USD (12,6 tỷ đồng), theo CNBC.

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến về tiền bạc có thể dẫn đến nợ nần không cần thiết hoặc bỏ lỡ cơ hội xây dựng sự giàu có, được rút ra từ kinh nghiệm của Michela Allocca:

1. Bị cuốn theo "lối sống xa hoa"

Đây là hiện tượng mà mức sống của bạn có xu hướng tăng lên khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, việc chi tiêu nhiều hơn mức bạn có thể chi trả thực tế là điều phổ biến.

Lối sống xa hoa đặc biệt nguy hiểm với tài chính của người trẻ khi bạn thường xuyên chi tiêu quá mức trong tháng, chẳng hạn như thoải mái mua chiếc xe mới hoặc thuê căn hộ với chi phí đắt. Những khoản chi tiêu này có thể phá huỷ tài chính của bạn nhiều hơn mức tưởng tượng.

"Nếu bạn cần phải hy sinh cuộc sống và việc đạt được các mục tiêu tài chính chỉ để trả tiền thuê nhà hàng tháng trong 1 căn hộ sang trọng, bạn sẽ không đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu khác", Allocca nói.

Bản thân Allocca đã chọn sống chung với bạn cùng phòng trước khi có nhà riêng vào năm 2023. Với số tiền tiết kiệm từ thuê nhà, cô có thể dùng chúng để đầu tư, góp phần nâng cao giá trị tài sản ròng của mình.

Lời khuyên của chuyên gia tài chính có 12,6 tỷ đồng: Tuổi 20 đừng làm 5 điều này, nếu bạn muốn bỏ lỡ cơ hội làm giàu- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

2. Không sử dụng tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao

Một sự đánh đổi là các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể mất nhiều thời gian để xử lý việc rút tiền của bạn từ tài khoản tiết kiệm lãi suất cao. Tuy nhiên, Allocca cho biết sự chậm trễ này là 1 điểm cộng về mặt tâm lý. Vì nó buộc bạn phải "chậm lại" và "đoán xem 1 giao dịch mua bán có xứng đáng hay không".

"Tôi thích gọi các tài khoản tiết kiệm lãi suất cao là 'tiết kiệm bất tiện'. Vì chúng vẫn có thể truy cập được, nhưng hoàn toàn tách biệt và không liên quan đến tài khoản thanh toán của bạn" , Allocca nói. Và cô cũng cho rằng, nếu dùng chúng, bạn sẽ hạn chế việc tiêu xài tiền phung phí.

3. Không theo dõi chi tiêu hàng tháng

Allocca chia sẻ, để lập kế hoạch tài chính, bạn cần theo dõi chi tiêu của mình, dù là thông qua app, bảng tính hay chỉ cần viết ra giấy. Vị chuyên gia tài chính khuyên bạn nên phân tích các khoản chi tiêu thiết yếu như tiền thuê nhà,... hoặc chi tiêu không thiết yếu như giải trí hoặc du lịch.

"Nếu bạn không theo dõi chi tiêu của mình, có 99,9% khả năng bạn đang đánh giá thấp số tiền bạn thực sự chi tiêu”, cô nói. “Sẽ dễ dàng hơn nhiều để biện minh cho một giao dịch mua khi bạn không phải nhận ra cách nó ảnh hưởng đến ngân sách của bạn".

Allocca đề xuất tạo dưng "thói quen tiền bạc hàng tuần", trong đó bạn dành 10 phút để xem lại các chi tiêu của mình. Bằng cách này, bạn có thể quyết định cách bạn sẽ chi tiêu như thế nào với tiền của mình cho tuần tiếp theo.  "Nó có tác dụng rất lớn trong việc giảm bớt lo lắng về tài chính”, Allocca nói.

4. Chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu trên thẻ tín dụng

Theo Allocca, việc những người nợ thẻ tín dụng chỉ thanh toán dư nợ tối thiểu sẽ không có lợi cho bản thân họ, mặc dù với nhiều người "điều đó còn tốt hơn không làm gì cả".  "Bạn cần phải trả số tiền gấp 3-4 lần dư nợ thanh toán tối thiểu hàng tháng", cô nói.

Bên cạnh đó, bạn chỉ nên dùng thẻ tín dụng cho những thứ mà bạn có khả năng thanh toán nhanh chóng. "Và nếu bạn không đủ khả năng mua chúng thì đừng dùng thẻ tín dụng để thanh toán", cô nói.

Lời khuyên của chuyên gia tài chính có 12,6 tỷ đồng: Tuổi 20 đừng làm 5 điều này, nếu bạn muốn bỏ lỡ cơ hội làm giàu- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

5. Không đầu tư

Cho dù là đầu tư vào quỹ hưu trí, hay mua cổ phiếu thông qua môi giới thì việc đầu tư ở tuổi 20 có thể đảm bảo rằng bạn có được sự độc lập về tài chính sau này. Đầu tư thường đi kèm rủi ro. Song tiền trong tài khoản đầu tư có thể tăng lên theo cấp số nhân theo thời gian do lãi suất kép. Với lãi suất kép, bạn càng học đầu tư càng sớm thì số tiền kiếm được càng tăng trưởng theo thời gian.

"Ngay cả khi bạn chỉ đầu tư vài trăm ngàn đồng hàng tháng, bạn cũng đang làm 1 điều gì đó. Làm như vậy sẽ không khiến bạn giàu ngay lập tức, nhưng bạn sẽ cảm thấy vui khi làm được 1 điều gì để thúc đẩy tiến trình làm giàu", cô nói.

Nguồn: CNBC

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày