Lịch sử World Cup 1950: Mẫu quốc bóng đá thất bại ê chề

Hoàng Quý, Theo Trí Thức Trẻ 14:19 02/06/2018
Chia sẻ

Trong lần đầu tiên tham dự World Cup, Anh, vốn được xem là cái nôi sản sinh ra môn bóng đá, đã bị đánh bại bởi một nhân viên rửa bát.

Thế chiến thứ 2 đi qua, để lại bao sự hoang tàn và thiệt hại nặng nề đối với những quốc gia như Áo, Ecuador hay Chile. Còn Đức bị cấm tham dự vì họ chính là khởi nguồn của cuộc thế chiến đó. 

Tiệp Khắc, Hungary và Nga vắng mặt vì lý do chính trị. Trong khi đó, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tham dự bởi khoảng cách địa lý. Vì bất hòa với nước chủ nhà Brazil, đội tuyển láng giềng Argentina thà ngồi nhà còn hơn.

Lịch sử World Cup 1950: Mẫu quốc bóng đá thất bại ê chề - Ảnh 1.

Chỉ có 13 đội góp mặt ở vòng chung kết, nên World Cup 1950 lại phải chia 4 bảng để tìm ra 4 đội xuất sắc nhất vào vòng sau. Ở giải đấu này, nước chủ nhà đã không chọn phương thức đấu loại trực tiếp.

Thay vào đó, 4 đội sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm để chọn ra đội vô địch. Điều này giúp số trận đấu tăng lên thành 22 trận, thay vì 16 trận đấu như ở các kỳ World Cup 1934 & 1938, số tiền bán vé vì thế cũng tăng đáng kể.

Nhưng việc sắp xếp chia bảng của chủ nhà Brazil lại có phần khó hiểu khi có 2 bảng 4 đội, 1 bảng 3 đội và 1 bảng 2 đội. Đặc biệt, đội chủ nhà và các nhà ĐKVĐ Italia nằm chung nhóm 1, không phải thi đấu vòng loại. Với lợi thế sân nhà, Brazil đã thi đấu rất hứng khởi khi về nhất tại bảng 1 sau 2 trận thắng và 1 trận hòa.

Lịch sử World Cup 1950: Mẫu quốc bóng đá thất bại ê chề - Ảnh 2.

Trong khi đó ở bảng 2, Anh lại mang tới sự thất vọng ê chề. Tam sư vốn rất ngạo mạn khi coi mình là cái nôi của bóng đá, kèm với đó là 3 tấm huy chương vàng Olympic. Họ bắt đầu giải đấu bằng chiến thắng 2-0 trước Chile. Nhưng ở lượt trận thứ 2, tuyển Anh đã tỏ ra chủ quan trước Mỹ với đội hình chỉ là tài xế taxi, công nhân, giáo viên, học sinh…

Cất ngôi sao sáng nhất Stanley Matthew ở ngoài, người Anh đã phải trả giá. Phút 38, Mỹ có được bàn thắng vươn lên dẫn trước của Gaetjens - anh nhân viên rửa bát ở một quán ăn. Những phút sau đó, đội hình toàn sao của Anh đã không thể ghi bàn thắng gỡ hòa và đành chấp nhận trận thua nhục nhã. Đây là cú sốc khiến người Anh phải suy nghĩ lại về trình độ bóng đá của mình.

Lịch sử World Cup 1950: Mẫu quốc bóng đá thất bại ê chề - Ảnh 3.

Tại vòng quần chiến, Brazil với sự xuất sắc của vua phá lưới Ademir tỏ rõ tham vọng bá chủ của mình, khi hạ Thụy Điển (7-1) và Tây Ban Nha (6-1). Trong khi đó, đối thủ cuối cùng của họ là Uruguay chỉ có được 1 trận thắng trước Thụy Điển và hòa Tây Ban Nha.

Tại bảng 3, Ấn Độ có lần đầu tiên tham dự World Cup nhưng vì lý do trang phục mà họ đã phải bỏ cuộc. Một lý do khôi hài được liên đoàn bóng đá Ấn Độ đưa ra trước khi nói lời từ biệt đó là không đủ kinh phí để mua giày cho các cầu thủ. Bên cạnh đó, Thụy Điển tiếp tục có một giải đấu thành công khi xuất sắc cán đích ở vị trí số 1, biến Italia trở thành nhà ĐKVĐ đầu tiên bị loại sau vòng bảng.

Bảng 4, bảng đấu chỉ có Uruguay và Bolivia, đội bóng của Miguez không khó để ghi tên mình vào vòng trong, khi đè bẹp đối thủ với tỷ số 8-0.

Tại vòng quần chiến, Brazil với sự xuất sắc của Vua phá lưới Ademir tỏ rõ tham vọng bá chủ của mình, khi hạ Thụy Điển (7-1) và Tây Ban Nha (6-1). Trong khi đó, đối thủ cuối cùng của họ là Uruguay chỉ có được 1 trận thắng trước Thụy Điển và hòa Tây Ban Nha.

Lịch sử World Cup 1950: Mẫu quốc bóng đá thất bại ê chề - Ảnh 5.

Như vậy, Brazil chỉ cần một trận hòa là cũng có thể đăng quang. Nhưng chính tâm lý chủ quan và sự cổ vũ của hơn 170.000 khán giả đã trở thành chiếc giá treo cổ Selecao. Phút 47, Friaca mở tỷ số trận đấu cho Brazil. 

Nhưng sau đó, Uruguay xốc lại tinh thần và chỉ mất 19 phút để có được bàn thắng gỡ hòa. Phút 79, Ghiggia khiến hàng triệu trái tim đội chủ nhà tan vỡ, khi ghi bàn thắng quyết định đưa La Celeste chạm tay vào chức vô địch. 

Đây cũng là lần thứ 2, Uruguay đăng quang World Cup.

Thất bại cay đắng của Brazil trong lần đầu tiên đăng cai World Cup

Tổng quan World Cup 1950

Nước chủ nhà: Brazil

Thời gian diễn ra: 24/6 – 16/7/1950

Số đội: 13

Địa điểm thi đấu: 6 thành phố

Vô địch: Uruguay

Á quân: Brazil

Hạng ba: Thụy Điển

Hạng tư: Tây Ban Nha

Số trận: 22

Số bàn thắng: 88

Khán giả: 1.045.246 (47.511 khán giả/trận)

Vua phá lưới: Ademir (8 bàn)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày