Tiền bạc là vấn đề quan trọng, quyết định cuộc sống sau này của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề tiền bạc thực sự là chủ đề ít được thảo luận nhất giữa cha mẹ và con cái. Những đứa trẻ này không biết tiền đến từ đâu và ý nghĩa của nó, chúng yên tâm tiêu tiền của cha mẹ chúng kiếm được mà không hề hay biết.
Trong lớp kinh doanh tài chính của Harvard có một câu nói như sau: “IQ làm cho bạn thông minh, nhưng nó không thể làm cho bạn giàu có; EQ có thể giúp bạn tìm thấy sự giàu có và kiếm được hũ vàng đầu tiên trong đời, nhưng nó không thể duy trì được hũ vàng này; trí tuệ tài chính có thể giúp bạn tiết kiệm hũ vàng đầu tiên này và giúp nó tiếp tục tăng giá trị”. Chính vì vậy, trí tuệ tài chính của trẻ nên được trau dồi càng sớm càng tốt.
Nói về độ tuổi thích hợp để bắt đầu thực hiện giáo dục tài chính Warren Buffett ( một nhà đầu tư vĩ đại, doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ) nói: "Càng sớm càng tốt. Ví dụ, để chúng biết giá đồ chơi và hiểu ý nghĩa của việc tiết kiệm tiền. Vì cuộc sống của trẻ em không thể tách rời tiền bạc, tại sao không nuôi dưỡng chúng những thói quen tài chính tốt cho chúng càng sớm càng tốt?"
Trong việc giáo dục và đào tạo chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ) và trí tuệ tài chính (FQ), thì việc giáo dục và đào tạo FQ là quan trọng nhất, muốn con cái thành tài thì cha mẹ bắt buộc phải thực hiện giáo dục tài chính, trau dồi trí tuệ tài chính cho con từ khi còn nhỏ. Học quản lý tài chính không chỉ giúp trẻ hiểu sâu hơn về sự giàu có mà còn giúp trẻ học cách tiêu tiền một cách khôn ngoan.
Tuy nhiên, hầu hết các bậc cha mẹ xung quanh đều ở trong tình trạng "dù biết là quan trọng, nhưng lại không biết làm cách nào để làm điều đó” đối với khái niệm trí tuệ tài chính.
Có một cách làm của một bà mẹ nước ngoài rất đáng để học hỏi. Cô chuẩn bị cho con 3 con cái hũ được dán lần lượt 3 nhãn: tiết kiệm, chi tiêu và chia sẻ. Số tiền trong hũ tiết kiệm tương đương với tài sản cố định trong ngân hàng và không lấy ra được.
Số tiền trong hũ chi tiêu trẻ có thể dùng thoải mái để mua đồ ăn vặt hoặc đồ chơi yêu thích. Còn số tiền trong hũ chia sẻ thì dùng để quyên góp, vun đắp lòng yêu thương trong các con. Hằng ngày cô sẽ cho trẻ một số tiền tiêu vặt nhất định, còn cho tiền vào hũ nào thì trẻ tự quyết định.
Chuyên gia tài chính Erica Sandberg cho biết, nhịp độ phát triển và trưởng thành của mỗi đứa trẻ là khác nhau, nhưng chỉ cần bạn nắm được mốc thời gian cơ bản, bạn sẽ không bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để trau dồi thương số tài chính của con mình.
Tạp chí nuôi dạy con nổi tiếng "Father's" của Hoa Kỳ có đăng một bài báo: "Các mốc quan trọng trong giáo dục tài chính: Học cách quản lý tài chính theo độ tuổi", có thể được sử dụng làm hướng dẫn giáo dục tài chính của chúng tôi.
Hãy phát triển sự kiên nhẫn của trẻ và để trẻ hiểu rằng một số việc không phải là ngay lập tức.
Cách thực hiện: Nói với trẻ rằng bạn sẽ cho trẻ thêm bánh quy nếu trẻ sẵn sàng đợi thêm 10 phút.
Kết quả rút ra: Hãy để trẻ hiểu rằng chờ đợi có thể dẫn đến kết quả tốt hơn.
Liên kết toán học với trí tuệ tài chính để giúp trẻ hiểu được toán học hoàn toàn có ích.
Phương pháp: Đưa cho trẻ những đồng tiền có giá trị khác nhau, nói cho trẻ biết sự khác biệt giữa giữa các đồng tiền, và dạy con phân loại các đồng xu có giá trị cụ thể.
Thu hoạch: Trẻ biết phân biệt giá trị của từng đồng tiền
Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu có tâm lý so sánh, cha mẹ nên ngăn chặn kịp thời khi trẻ có động cơ so sánh.
Phương pháp: Khi trẻ tỏ ra muốn mua hai thứ, hãy để trẻ chọn một thứ duy nhất, và nói với trẻ “Mẹ không thể mua cho con tất cả những thứ con muốn, vì vậy con chỉ có thể chọn thứ muốn nhất”.
Thu hoạch: Nhận ra rằng chúng ta không thể mua tất cả mọi thứ, chúng ta phải lựa chọn khi mua
Hãy để trẻ tự quyết định cách tiết kiệm tiền để đạt được mục tiêu của mình.
Phương pháp: Cho trẻ tiêu vặt hàng tuần, số tiền cụ thể được điều chỉnh tùy theo hoàn cảnh gia đình và cá nhân.
Kết quả rút ra: Nếu con cần một thứ gì đó, bạn phải tính xem nó đáng giá bao nhiêu, và để có được nó, con phải học cách tiết kiệm.
Độ tuổi này là thời điểm thích hợp nhất để nói chuyện với con về nghề nghiệp tương lai.
Cách tiếp cận: Hỏi con bạn muốn làm những công việc gì trong tương lai và giải thích công việc hiện tại cho con.
Bài học rút ra: Hãy để trẻ hiểu rằng mọi người làm việc để kiếm tiền, nhưng chúng cũng có thể cố gắng kiếm tiền từ sở thích của mình.
Tiếp xúc thực tế với các hóa đơn và xem tiền đến từ đâu và đi đâu.
Phương pháp: Đưa trẻ làm bảng thu chi của gia đình, cho trẻ tập cộng trừ các số.
Bài học rút ra: Hãy để bọn trẻ hiểu rằng người lớn phải trả các hóa đơn, nhưng miễn là có đủ thu nhập và tiết kiệm, việc thanh toán các hóa đơn không phải là vấn đề.
Hãy để trẻ hiểu ý nghĩa của việc tiết kiệm, và đây là độ tuổi tốt nhất để mở một tài khoản riêng cho trẻ.
Phương pháp: Đưa trẻ đến ngân hàng để mở tài khoản, gửi cho trẻ một khoản tiền và nói với trẻ rằng nếu trẻ muốn gửi, bạn có thể đưa trẻ đến ngân hàng bất cứ lúc nào. Đối với mỗi đô la mà con bạn tiết kiệm được, hãy coi việc cho con một đô la như một phần thưởng.
Bài học rút ra: Làm cho con bạn nghĩ rằng tiết kiệm tiền là một niềm vui.
Trước khi trẻ bị đánh lừa bởi những thông tin sai, hãy dạy trẻ những kiến thức đúng đắn về cách sử dụng thẻ.
Phương pháp: Lấy thẻ ngân hàng ra và giải thích sự khác biệt giữa các thẻ ngân hàng khác nhau cho trẻ, bạn cũng có thể nhờ trẻ quẹt thẻ giúp khi mua hàng.
Bài học rút ra: Cách hoạt động của thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng cũng như tầm quan trọng của việc thanh toán tiền đúng hạn.
Những sản phẩm trong các cửa hàng luôn có sự hấp dẫn nhất định, và việc cha mẹ phải làm chính là ngăn chặn trẻ mua đồ bừa bãi
Phương pháp: Cùng con phân tích những điểm lợi và bất lợi mỗi khi con muốn mua một món đồ nào đó, từ đó giúp con lý trí hơn khi tiêu dùng
Bài học rút ra: Tiêu dùng đúng nơi, đúng chỗ, chỉ mua những gì mình cần
Cách nhận biết và mua được đồ giá rẻ, đồ chất lượng cao.
Cách tiếp cận: Đưa con bạn đi mua sắm và để chúng quan sát sự khác biệt giữa các mặt hàng rẻ và đắt tại chỗ.
Phần thưởng: Có thể lập kế hoạch chi tiêu hàng tuần một cách đơn giản và biết giá so sánh khi mua sắm.
Nhà giáo dục đầu tư Robert Kiyosaki đã viết trong "Rich Dad Poor Dad": Nếu bạn không dạy con mình về tiền bạc, thì tương lai sẽ có người khác thay thế bạn. Gã đó là ai? Có thể là chủ nợ, có thể là kẻ trục lợi, có thể là cảnh sát, hoặc cũng có thể là kẻ lừa đảo”. Giáo dục trí thông minh tài chính không phải để biến một đứa trẻ trở thành "kẻ keo kiệt", mà là để hướng cho chúng có quan niệm về giá trị lành mạnh, để chúng có khả năng lập kế hoạch kiếm tiền nhất định.
Trẻ con sớm muộn gì cũng sẽ lớn lên, và cuối cùng chúng sẽ phải đối mặt với hàng loạt rắc rối do “tiền” gây ra, và chúng sẽ đối mặt với những vấn đề ấy như thế nào? Tất cả điều này cần sự hướng dẫn của bạn.
Theo 360doc