Khoảnh khắc "lửa" - "nước" giao chiến khiến bạn giật mình thon thót

Ken, Theo Trí Thức Trẻ 17:31 14/02/2017
Chia sẻ

Thật ra đây là hình ảnh ghi lại khoảnh khắc bùng nổ khi dung nham núi lửa Kilauea phun trào "đụng độ" với nước biển.

Mới đây, Cục Khảo sát Địa chất Mỹ công bố video ghi lại hình ảnh núi lửa Kilauea trên quần đảo Hawaii, Mỹ đang phun dòng dung nham xuống Thái Bình Dương.

Cụ thể, những dòng dung nham rộng 1 - 2m liên tục phun trào từ núi lửa Kilauea. Và kết quả của cuộc giao tranh giữa "lửa" và "nước" này đã tạo ra nhiều vụ nổ lớn. 

Nhiếp ảnh gia Jon Cornforth đã dũng cảm vượt qua những thách thức nguy hiểm hơn cả bom đạn để "chộp" được những khoảnh khắc nham thạch núi lửa phun trào hòa vào dòng nước biển.

Bởi dẫu biết núi lửa phun vào đại dương rất đẹp nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm. Dung nham nóng gặp nước biển mát mẻ - sẽ gây ra phản ứng, tạo một tiếng nổ lớn.

Khoảnh khắc lửa - nước giao chiến khiến bạn giật mình thon thót - Ảnh 2.

Nguyên nhân của tiếng nổ là hiện tượng "nổ hơi nước" - Steam Explosion. Đây là hiện tượng diễn ra khi nước tiếp xúc với một nhiệt độ cực cao, khiến nước bốc hơi quá nhanh. 

Khoảnh khắc lửa - nước giao chiến khiến bạn giật mình thon thót - Ảnh 3.

Việc hơi nước bốc lên nhanh chóng đã khiến thể tích khu vực xung quanh tăng lên. Thể tích tăng lên nhanh chóng nhưng hơi nước thì không thể thoát ra kịp đã đẩy mạnh áp suất và rồi đến thời điểm nhất định, toàn bộ năng lượng được giải phóng.

Khoảnh khắc lửa - nước giao chiến khiến bạn giật mình thon thót - Ảnh 4.

Những vụ nổ như vậy thường rất nguy hiểm, do hơi nước, nước nóng và dung nham sẽ bắn ra mọi hướng, có thể gây bỏng rất dễ dàng nếu bạn đứng gần.

Khoảnh khắc lửa - nước giao chiến khiến bạn giật mình thon thót - Ảnh 5.

Kilauea là một trong những núi lửa mạnh nhất thế giới nằm trên quần đảo Hawaii trên Thái Bình Dương. 

Từ Kilauea trong ngôn ngữ bản địa có nghĩa là "trải rộng cực lớn", sở dĩ người ta gọi núi lửa này bằng cái tên Kilauea là liên tưởng đến sức tàn phá, phổ rộng khủng khiếp của các dòng nham thạch phun ra từ miệng núi mỗi khi nó hoạt động.

Nguồn: Dailymail

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày