Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, 20, 30 hay 40 đi chăng nữa thì ai trong chúng ta cũng mong chờ vào 1 tình yêu đẹp, lâu bền...
Nhưng cuộc đời nào có bao giờ màu hồng đến thế, khi có quá nhiều cuộc tình đổ vỡ mà nhiều người vẫn không hiểu nguyên nhân vì sao. Họ cho rằng mình đã lựa chọn sai người, và rồi hi vọng vào một cuộc tình mới - nhưng rồi lại chia tay. Vì sao vậy nhỉ?
Nhà tâm lý học nổi tiếng Jed Diamond sau 40 năm nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, phần lớn mọi người đều tìm được tình yêu đích thực của đời mình. Vấn đề ở chỗ họ không giữ được tình yêu của mình diễn ra theo 5 giai đoạn như nó vốn có mà chỉ đạt đến giai đoạn thứ 3 thì... dừng lại.
Rơi vào bẫy tình thực sự là 1 cảm giác tuyệt vời. Lúc này cơ thể bạn đang ngập tràn hormone tình yêu oxytocin, hormone hạnh phúc - dopamine, hóa chất "mê muội" serotonin, hormone testosterone, và estrogen.
Ngần đó hormone bảo sao bạn không cảm thấy yêu đời, yêu người, cuộc sống tràn ngập màu hồng cơ chứ.
Bị bao trùm bởi những hormone tình yêu như kia, bạn dường như không còn nhìn nhận rõ thực tế nữa mà mơ về 1 nơi hạnh phúc. Khi mà bạn được ở bên người ấy đến trọn đời và hoàn toàn tin rằng không có gì có thể chia cách tình yêu hai ta.
Ở giai đoạn này, tình yêu bỗng trở nên mạnh mẽ hơn, từ hẹn hò bạn chuyển sang việc đi đâu cũng có nhau. Đây là khoảng thời gian mà 2 bạn cảm thấy yêu, hiểu nhau nhiều hơn. Hạnh phúc và tận hưởng được cho là từ để mô tả tất cả cho giai đoạn này.
Lúc này bạn dường như tin tưởng hoàn toàn rằng anh ấy/cô ấy chính là 1/2 đích thực của bạn.
Bước vào giai đoạn này, những mâu thuẫn, vấn đề không mong muốn bắt đầu nảy sinh. Không sai khi nói rằng đây là thời kỳ mà cảm xúc bắt đầu đi xuống, ngay cả những điều nhỏ nhặt cũng khiến bạn phiền lòng.
Đối phương bắt đầu bộc lộ những điều không như bạn kỳ vọng, nên đôi khi khiến bạn thất vọng - mọi chuyện dường như vỡ tan khi thực thế phũ phàng hơn bạn nghĩ.
Các hormone tình yêu dường như thời điểm này đã hết hạn sử dụng khiến bạn mắc kẹt giữa những câu hỏi làm sao để quay lại như thuở mới yêu.
Lúc này vì quá mệt mỏi bởi những cuộc cãi nhau, sự cáu kỉnh... và rồi nhiều sóng gió khác bỗng nhiên ập đến - sức khỏe không tốt, tài chính lung lay... trong đầu bạn đã xuất hiện 2 chữ chia tay, muốn buông xuôi tất cả.
Nếu bạn cố gắng không bỏ cuộc, cùng nhau vượt qua sóng gió, bạn sẽ nhận thấy được mặt tích cực của cuộc tình này - rằng người ấy đã luôn ở bên bạn dù cho khó khăn có ập tới. Còn nếu để những tư tưởng kia bủa vây, không được giải tỏa thì cả 2 sẽ nhanh chóng đường ai nấy đi.
Vượt qua giai đoạn khó khăn số 3, bạn sẽ hiểu được giá trị của lòng tin, của tình yêu, của sự xung đột... Và thời điểm để chờ quả chín đã tới rồi.
Khi mọi thứ dần trở nên ít hứng thú, não chỉ huy hóa chất serotonin gia tăng đem lại cảm giác tin tưởng - thứ cần có trong các mối quan hệ lâu dài.
Dường như sự khó khăn đã khiến cho 2 bạn hiểu nhau hơn. Hãy nhớ rằng, thấu hiểu cũng là 1 dạng của yêu thương, có thông cảm, chấp nhận mới bên nhau lâu dài được.
Lúc này, hormone Vasopressin - được xem là hóa chất giúp cho mối quan hệ chung thủy sẽ tiết ra nhiều hơn khiến bạn muốn gắn kết với 1 người. Đây là khoảng thời gian chữa lành và chuyển tiếp đến giai đoạn cuối cùng.
Khi bạn học được cách vượt qua những bốc đồng, tìm thấy được sự kết nối sâu sắc và mong muốn gắn kết với người kia, tất cả khó khăn chỉ còn là chuyện nhỏ.
Bởi lúc này, hai bạn sẽ không phải là 2 người đi cạnh nhau mà sẽ cùng nắm tay nhau bước chung 1 con đường. Lúc này, chắc chắn rằng bạn sẽ không ngại ngùng khi nói rằng, "người ấy" của tôi đây rồi!
Tạm kết:
Tình yêu dường như luôn là một bí ẩn lớn đối với khoa học. Những cảm giác nồng nhiệt ban đầu sẽ nhanh chóng mất đi theo thời gian. "Hóa chất tình yêu" sẽ cạn kiệt dần nên bạn cho rằng, đối phương đã thay đổi. Nhưng thực tế là bạn đã mất đi nguồn hóa chất giúp bạn yêu say đắm mà thôi.
Nhưng đó không phải là tất cả. Bởi yêu và được yêu là thứ cảm giác tuyệt vời nhất mà chúng ta được trải nghiệm. Vì vậy, hãy trân trọng tận hưởng những giây phút ngọt ngào bên cạnh một nửa của bạn đi nhé!
Nguồn: thinkinghumanity