Mướp có cách chế biến đa dạng, từ nấu canh, xào, luộc... đều rất hấp dẫn. Loại rau quả này dễ ăn, lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chọn mướp. Nên chọn loại mướp có gân hay không có gân để đảm bảo hương vị và chất lượng và câu hỏi nhiều người đặt ra.
Loại mướp có những đường gân nổi rõ trên bề mặt thường trông sần sùi và cầm lên cho cảm giác chắc tay hơn. Gân trên mướp là những đường rãnh chạy dọc theo quả, thường là dấu hiệu mướp đã phát triển đầy đủ.
Mướp có gân thường chắc và nặng, chứa nhiều chất dinh dưỡng, nước và thịt. Những quả mướp này thường có hương vị đậm đà hơn, thích hợp cho các món canh và xào.
Mướp không có gân có bề mặt mịn màng hơn, không nổi rõ những đường gân, thường có vỏ ngoài mỏng hơn và cảm giác cầm nhẹ tay.
Vỏ mướp không có gân thường mềm, dễ chế biến và không cần gọt vỏ kỹ lưỡng. Hương vị của mướp không có gân thường nhẹ nhàng, thích hợp cho các món ăn thanh đạm. Mướp không gân thường chứa ít nước và thịt hơn.
Vạy mua mướp nên chọn loại có gân hay không có gân? Bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng và sở thích cá nhân để chọn loại phù hợp. Nếu bạn muốn nấu canh hoặc các món ăn cần hương vị đậm đà, nhiều dưỡng chất, mướp có gân là lựa chọn tốt. Chọn mướp có vỏ xanh đậm, chắc tay và có những đường gân nổi rõ.
Còn nếu bạn cần chế biến nhanh chóng hoặc làm các món ăn thanh đạm, mướp không có gân là sự lựa chọn hợp lý. Nên chọn mướp có vỏ xanh nhạt, mịn màng và cảm giác cầm nhẹ tay.
Thành phần dinh dưỡng tuyệt vời giúp mướp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể là:
Nhờ thành phần vitamin B5 mà mướp có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể, đặc biệt là giảm triglycerid, từ đó làm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đối với quá trình tân tạo đường, mangan đóng một vai trò rất quan trọng nhằm sản xuất các enzym tiêu hoá, enzym chịu trách nhiệm cho các quá trình này. Mướp cung cấp một nguồn mangan lớn nên phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
Mangan thúc đẩy sản xuất insulin. Một nghiên cứu trên chuột đã chỉ ra rằng, những con chuột được cho uống mangan có khả năng dung nạp glucose cải thiện đáng kể.
Mướp có lượng chất béo bão hoà cực kỳ ít, lượng calo thấp, lại chứa nhiều nước nên rất có lợi trong việc kiểm soát quá trình giảm cân của bạn.
Mướp là một loại rau giàu dinh dưỡng và chứa nhiều chất chống oxy hoá, chất xơ và vitamin. Vì vậy, chúng có thể mang lại một số lợi ích cho hệ tiêu hoá.
Chất xơ trong mướp là chất xơ hoà tan, giúp tăng cường quá trình tiêu hoá, làm mềm phân và thúc đẩy hoạt động ruột, ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Bên cạnh đó, mướp chứa enzym và các chất hỗ trợ tiêu hoá giúp cải thiện quá trình tiêu hoá thức ăn, hấp thụ dưỡng chất. Mướp còn có khả năng giảm viêm và chống nhiễm khuẩn, giúp bảo vệ niêm mạc đường tiêu hoá khỏi vi khuẩn gây hại.
Vì chứa các chất chống viêm và chất chống oxy hoá nên mướp có thể giúp giảm viêm và sưng, đặc biệt là sau khi tập thể dục hoặc khi có tình trạng cơ bắp căng cứng. Ngoài ra, mướp chứa nhiều khoáng chất như kali, magie đóng vai trò quan trọng trong chức năng của cơ bắp và vitamin K có thể hỗ trợ sức khoẻ của cơ bắp.
Thành phần đồng chứa trong mướp có các các đặc tính chống viêm, giúp làm dịu độ cứng và đau liên quan đến viêm khớp. Chúng có thể hỗ trợ sức mạnh cơ bắp, sửa chữa các mô liên kết.
Đó là lý do những người bị viêm khớp thường đeo vòng hoặc vòng tay bằng đồng vì người ta tin rằng đồng có thể làm giảm các triệu chứng đau ở các khớp.
Thiếu máu là tình trạng cơ thể thiếu chất sắt cần thiết để tạo hemoglobin, thành phần quan trọng của hồng cầu. Trong quá trình tạo ra huyết sắc tố trong máu, vitamin B6 là một thành phần không thể thiếu.
Việc sử dụng mướp thường xuyên với liều lượng cho phép sẽ giúp bạn dung nạp một lượng vitamin B6 cần thiết cho quá trình tạo máu. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ đủ vitamin B6 sẽ làm giảm các triệu chứng thiếu máu và ngăn ngừa tình trạng này.
Mướp giúp cơ thể thanh lọc, lợi tiểu, với khả năng làm giảm các vấn đề tắc nghẽn trong động mạch. Loại quả này chứa nhiều nước và chất chống oxy hoá, có thể tăng cường quá trình thải độc tố và chất cặn bã qua nước tiểu.
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc của các túi xoang trong mũi trở nên viêm nhiễm, gây sưng, đau và tắc nghẽn. Mướp chứa các chất chống viêm có thể hỗ trợ làm giảm các tình trạng này.
Bên cạnh đó, các chất chống oxy hoá có trong mướp có thể cải thiện hệ miễn dịch và làm giảm nhẹ tình trạng viêm xoang do gặp phải các tác nhân gây dị ứng.
Việc bảo quản mướp đúng cách giúp duy trì độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng của nó. Dưới đây là một số mẹo bảo quản mướp hiệu quả:
- Bảo quản ở nhiệt đô phòng : Mướp có thể để ở nhiệt độ phòng trong vài ngày. Đặt mướp ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Bảo quản trong tủ lạnh : Nếu muốn bảo quản lâu hơn, có thể để mướp trong ngăn rau củ của tủ lạnh. Để mướp vào túi nhựa hoặc bọc bằng màng bọc thực phẩm để giữ độ ẩm.
- Tránh để mướp bị ướt : Khi bảo quản, tránh để mướp tiếp xúc với nước hoặc môi trường ẩm ướt, dễ làm mướp bị hỏng.