Công Phượng đá penalty điệu đà khiến fan thích thú. Nguồn: All about IU Club.
Công Phượng ưa thích đá penalty theo kiểu sục bóng (panenka). Anh nhiều lần đá kiểu này trong các trận đấu chính thức. Thất bại nhiều hơn thành công nhưng Công Phượng vẫn chung thủy một tình yêu với panenka.
Trong màn khởi động trước trận Incheon United tiếp Jeju United, Công Phượng thực hiện quả đá panenka chính xác. Đánh lừa thủ môn đội nhà thành công, Phượng nhận tràng vỗ tay tán thưởng của người hâm mộ có mặt trên sân.
Công Phượng day dứt sau khi đá panenka hỏng ăn ở bán kết U21 quốc tế 2016. Ảnh: Lê Thương.
Một quả panenka chuẩn mực cần hội tụ tất cả những tinh túy của bóng đá trong một khoảnh khắc. Đó là nghệ thuật, bản lĩnh, kỹ thuật và tính lịch sử.
Những quả đá phạt đền vốn đã luôn là màn đấu trí cân não mà người sút bóng chịu sức ép tâm lý hơn thủ môn rất nhiều. Chọn đá kiểu panenka, sức ép càng khủng khiếp bởi nếu thất bại, bạn sẽ trở thành trò cười cho tất cả. Tóm lại, muốn đá panenka, cầu thủ phải có bộ kỹ năng đỉnh cao, đi kèm một cái đầu vô cùng lạnh lùng và bình tĩnh.
Antonin Panenka, cựu danh thủ Tiệp Khắc (cũ) là người sáng chế ra kiểu đá độc đáo này.
Panenka bắt nguồn từ đâu?
Năm 1976, cú sút kỳ dị này bắt nguồn từ một tiền vệ công khoác áo đội tuyển quốc gia Tiệp Khắc mang tên Antonin Panenka. Bước vào trận chung kết Euro 1976, Tiệp Khắc và Tây Đức phải dùng đến loạt sút luân lưu để phân định thắng thua.
Antonin Panenka thực hiện cú sút cuối cùng, khi tỷ số đang là 4-3 nghiêng về Tiệp Khắc. Ngay khoảnh khắc "đứng tim" đó, Panenka bình tĩnh bấm bóng từ chấm 11m vào giữa khung thành, trong khi thủ môn Sepp Maier của Tây Đức đổ người sang bên phải. Kết quả, Tiệp Khắc vỡ òa với chức vô địch châu Âu, còn Panenka mãi ghi danh sử sách với pha sút phạt đặc sắc của mình.
Antonin Panenka mở màn cho trào lưu sút phạt đền kiểu mới
Pirlo dùng tuyệt kỹ Panenka biến Joe Hart thành trò hề