Qua lớp kính bao bọc các loài
động vật linh trưởng ở sở thú, Anne Berry đã kể cho người xem nghe một câu chuyện giàu cảm xúc từ ánh mắt và hành động của khỉ, vượn, đười ươi... qua ngôn ngữ nhiếp ảnh.
Lớp kính tách biệt hai thế giới: giữa con người đến xem thú - loài vật; giữa tự do - môi trường giả lập sự tự do; giữa sự hứng thú xem động vật mới lạ - sự buồn chán khi nhìn những mặt người cười nói chỉ trỏ...
Hình tượng trong lồng kính có thể hiểu theo hai lớp nghĩa: Một mặt, lồng kính giúp bảo vệ những loài động vật hoang dã khỏi nguy cơ xâm hại từ việc săn bắt trái phép, cạn kiệt lương thực... dẫn tới tuyệt chủng. Một mặt, khi những loài linh trưởng bị con người đưa vào kế hoạch bảo tồn, chúng trở thành "những con búp bê trong lồng kính" - được bảo vệ che chắn, nhưng mãi mãi không biết thế giới thực - "nhà" của mình ở đâu.
Cùng xem ảnh và suy ngẫm về cảm xúc của những người bạn của con người... Liệu chúng có muốn về rừng?
Bạn thử nhìn vào ánh mắt của chú khỉ này mà xem...
Khỉ đầu chó nghiêng người và đưa đôi mắt vô hồn trong veo nhìn qua lớp kính
Ánh nhìn và hành động chạm tay giàu cảm xúc của một chú khỉ Macaque
Trong đôi mắt của cá thể khỉ đột này, bạn cảm nhận được điều gì?
Bạn có thấy trong đó sự bất bình và khó chịu hiển hiện trên gương mặt giống như ở chú khỉ này?
Hay sự ngây ngô vô hồn và có phần dè chừng như biểu cảm của chú khỉ nhện ở ảnh dưới?
Sự vô tư trên gương mặt này khiến bạn cảm thấy thế nào?
... hoặc đơn giản, đó là một sự tuyệt vọng rưng rưng nước mắt...