Những dải bụi và khí ngắn “quay quần” tạo thành một tập hợp “hỗn loạn” mà lung linh đến từ dải thiên hà xoắn NGC 2841. Bức ảnh được chụp bởi kính viễn vọng Hubble của NASA. Dải thiên hà này nằm cách chòm sao Đại Hùng Tinh đến 46 triệu năm ánh sáng.
Trong ảnh là “tàn tích” của một vụ nổ ngôi sao (supernova) có tên là Cassiopeia. Bằng công nghệ chụp X-quang, các nhà khoa học đến từ NASA đã “chộp” được phần lõi đặc của ngôi sao đã chết.
Vụ nổ kết thúc cuộc đời của một ngôi sao đó có thể là một hiện tượng huy hoàng hiếm có và được gọi là vụ nổ supernova (siêu tân tinh). Khi một ngôi sao có kích thước lớn đốt hết nhiên liệu, lực hấp dẫn thắng thế và hút mạnh các phần của ngôi sao vào trong làm tăng áp suất và gây ra vụ nổ. Quá trình xảy ra vụ nổ sẽ làm "bung" ra rất nhiều bụi khí lấp lánh như trong hình.
Băng trên biển giống như dải lụa khổng lồ bao quanh Shikotan, một hòn đảo trong quần đảo Kuril trải dài từ phía bắc Nhật Bản tới bán đảo Kamchatka của Nga. Ảnh chụp bởi vệ tinh quan sát Trái Đất của NASA.
Mặt trời trông giống như một viên kẹo socola đang bị bốc cháy khi đang ở trong tình trạng phun trào mạnh mẽ. Chúng ta có thể quan sát thấy những quầng lửa trào ra tạo thành một lớp ánh sáng mờ ảo bao quanh mặt trời. Ảnh chụp bởi tàu quan sát mặt trời của NASA vào ngày 15/2 vừa qua.
Những dòng vật chất màu sẫm chảy ra từ sườn phía bắc của hố Diophantus trên mặt trăng. Vùng có màu thẫm hơn ở phía trên chính là các đồng bằng bao quanh miệng hố.