Xem người xưa "mổ xẻ" sinh vật qua kính hiển vi cách đây 100 năm

Thanh Long, Theo Trí Thức Trẻ 14:55 18/06/2015

Cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nhện, bọ, ruồi... được phóng đại hàng trăm lần dưới ống kính hiển vi ở thế kỷ trước.

Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ mà chúng ta có thể thoải mái ngắm nhìn các sinh vật ngọ nguậy dưới kính hiển vi. Tuy nhiên vào những năm đầu thế kỷ XX, điều này phức tạp hơn rất nhiều.

Để có được những bức ảnh chân thực nhất, nhiếp ảnh gia phải nối phần ống kính của chiếc máy ảnh cồng kềnh với kính hiển vi. Bức ảnh thu về sẽ được xử lý và bảo quản cẩn thận. 



Những bức hình này đã được đăng tải trong cuốn “Nature Through Microscope and Camera” của nhà khoa học Richard Kerr xuất bản năm 1909.

Dưới kính hiển vi, chúng ta thấy những sinh vật phổ biến một cách sắc nét và chi tiết hơn, nhưng đôi khi cũng thấy chúng có phần đáng sợ hơn.




Hình ảnh phóng đại của loại tảo cát này trông như một miếng cam khổng lồ.


Đây là một loại tảo cát. Sở dĩ chúng được gọi vậy là bởi có thành tế bào làm từ silicon dioxide ngậm nước (SiO2 + H20). 


Hình thù kỳ quái này là mặt dưới của một con ốc biển, các gai ở giữa tấm ảnh chính là… răng của chúng.

Các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi phát hiện loài ốc biển này sở hữu 7 chiếc răng ở mỗi khoang trong khi thông thường chúng chỉ sở hữu có 6 chiếc.


Phân đoạn vòi của chú nhặng này được nhận xét là phức tạp hơn cả một đầu máy xe lửa và hoàn chỉnh hơn cả một chiếc đồng hồ vàng.



Giống như mắt của chuồn chuồn, mỗi ô hình lục giác là một con mắt của loài sinh vật này chứa thủy tinh thể và dây thần kinh thị giác riêng biệt, giúp chúng có góc nhìn rất rộng.




Dưới kính hiển vi, ta nhận thấy cấu trúc các cơ và khớp nối ở đôi chân loài bọ nước được phát triển rất hoàn hảo.




Ruồi Rhinga sở hữu chiếc vòi hút đặc biệt. Thông thường, ruồi cái đẻ trứng vào nơi có phân, ấu trùng sinh ra sẽ ăn phân để lớn lên, khi trưởng thành, chúng ăn mật và phấn hoa.




Nhện sói thường to bằng lòng bàn tay và là kẻ săn mồi thứ thiệt. Chúng không chăng tơ bắt mồi mà trực tiếp vồ và tấn công, tiết nọc độc và giết chết chúng.




Loài bọ nước có màu vàng, dẹt này "tròn xoe" và có hình dáng rất giống nhện. Chúng được phát hiện từ năm 1776 bởi nhà khoa học Muller.



Nguồn: Mentafloss, Wikipedia