Các nhà khoa học thời xưa tin rằng, động vật có những giác quan nhạy cảm hơn loài người. Lý do là bởi, theo nhiều tài liệu sử học có ghi chép lại, những loài động vật như chuột, rắn hay chồn đã chạy trốn khỏi thành phố Helice của Hy Lạp chỉ vài ngày trước khi cả thành phố bị rung chuyển bởi một trận động đất lớn.
Nhiều nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn nhất trí với quan điểm này. Hiện nay, với công nghệ khoa học tiên tiến, chúng ta có thể dự đoán những sự thay đổi về địa chất, khí hậu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, vương quốc động vật cũng đang gửi những tín hiệu báo với chúng ta rằng,
Trái đất đang bị "bệnh".
Dưới đây là một số dấu hiệu mà những người bạn chúng ta chia sẻ nhằm báo trước sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu và mối nguy hiểm môi trường khác.
1. Gấu Bắc Cực đang trên đà tuyệt chủng
Trong năm 2008, loài vật khổng lồ màu trắng này là động vật đầu tiên được bổ sung vào danh sách các loài nguy cấp bị đe dọa tuyệt chủng bởi sự nóng lên toàn cầu.
Một số nhà khoa học tin rằng, chúng ta có thể mất đi 2/3 dân số loài gấu Bắc Cực vào năm 2050. Lý do là bởi, nhiệt độ ở Bắc Cực tăng cao sẽ làm tan chảy các tảng băng lớn - nơi sinh sống của loài gấu này.
Sự thu hẹp băng ở Bắc Cực sẽ thu hẹp phạm vi săn mồi của loài gấu (thức ăn chính cho mùa đông của chúng là loài hải cẩu), cũng như hạn chế nơi trú ẩn, khả năng sinh sản và sống sót của chúng.
Chỉ riêng việc phải bơi một khoảng cách dài giữa các tảng băng để tìm thức ăn cũng đủ làm cho chúng kiệt sức. Chính bởi vậy, các nhà khoa học đã nhất trí quan điểm, sự biến đổi khí hậu đang là mối đe dọa lớn nhất của loài gấu Bắc Cực.
2. Loài ếch bị đột biến nhiều hơn
Ếch là một trong những liên kết quan trọng trong chuỗi tiến hóa. Tuy nhiên, theo báo cáo khoa học của Herpetologica - tạp chí quốc tế chuyên về lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn loài bò sát và loài lưỡng cư, loài ếch đang đối mặt với nguy cơ biến mất khỏi môi trường sống tự nhiên.
Theo đó, tất cả các loại ếch đang dần biến mất đột ngột. Không chỉ vậy, một số lượng cao ếch bị đột biến, dị tật - xuất hiện nhiều cơ quan sinh dục, mất đi hoặc thêm một vài cơ quan phụ khác.
Loài ếch này chỉ có ba ngón tay với chiều dài chưa đầy 1,5cm.
Những nguyên nhân chính đã được xác định bao gồm: sự lây nhiễm do nấm, cũng như một khối lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón và yếu tố kích thích mà con người "bơm" vào môi trường.
4. Động vật biển, san hô có thể biến mất
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, sự nóng lên toàn cầu khiến cho nước biển cũng ấm dần lên và sự axit hóa đại dương. Điều này sẽ làm gia tăng cái chết của sinh vật biển cùng rạn san hô.
Việc gia tăng nồng độ của khí carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã làm tăng sự hấp thụ CO2 vào trong đại dương. Tại đó sẽ xảy ra một phản ứng hóa học làm giảm độ pH, khiến cho các đại dương có tính axit.
Một đại dương có tính axit sẽ tác động bất lợi đến sức khỏe của nhiều loài sinh vật biển, bao gồm sinh vật phù du, động vật thân mềm và các động vật giáp xác. Đặc biệt, san hô rất nhạy cảm với nồng độ axit tăng bởi chúng rất khó tạo ra, duy trì cấu trúc xương cần thiết để hỗ trợ và bảo vệ mình. Do vậy, chúng ngày càng mai một và biến mất.
5. Nai sừng tấm chết yểu
Nạn nhân mới nhất của biến đổi khí hậu là loài nai sừng tấm ở Bắc Mỹ. Lý thuyết ban đầu cho thấy, nhiệt độ Trái đất tăng dẫn đến sự gia tăng ký sinh trùng phát triển mạnh như ve mùa đông, sâu não, sán gan, và bọ cánh cứng vỏ cây…
Điều này đã phá hủy môi trường sống của nai sừng tấm, làm chúng yếu hơn và dễ bị tấn công bởi động vật ăn thịt. Không giống như loài nai thông thường, nai sừng tấm không có khả năng tự loại bỏ các loại ve kí sinh trên cơ thể.
Các nhà khoa học cũng nói rằng, nai sừng tấm có thể bị stress và điều đó có thể giết chết nó khi nhiệt độ môi trường tăng lên khoảng 5 độ vào mùa đông.
Bạn có thể xem thêm: