“Sát thủ mỹ nhân" nơi biển cả |
“Thủy triều đỏ” - sinh vật thủy sinh nhỏ xíu trong các đợt bùng nổ tảo, có thể mang đến sự hủy diệt khủng khiếp hơn những gì người ta vẫn nghĩ về nó, với khả năng gây nhiễm độc toàn bộ chuỗi thức ăn trên biển.
Nhóm chuyên gia của ĐH Connecticut (Mỹ) đã xác định được loài phiêu sinh vật Alexandrium tamarense chứa không những một mà đến hai dạng chất độc. Trong đó, một loại có khả năng tiêu diệt kẻ săn mồi cỡ nhỏ; loại còn lại đủ sức hạ gục những sinh vật lớn xác khác.
Alexandrium ở lượng ít thường vô hại đối với con người, nhưng nếu chúng được hấp thu bởi các sinh vật biển như con trai, sò, hoặc những sinh vật là thức ăn của loài giáp xác, chất độc sẽ được bồi đắp thêm và lên đến mức gây nguy hiểm cho người.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Máy in "viễn tưởng" cho phi hành gia |
Trong tương lai, các phi hành gia có thể sử dụng các máy in 3D đặc biệt, với khả năng “in” ra bất cứ đồ vật thật nào mà các nhà du hành cần, kể cả các linh kiện máy móc bằng kim loại.
Ý tưởng này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của giới truyền thông. Hiện nay, NASA đang tiến hành thử nghiệm các cỗ máy in 3D kiểu này trên một số chuyến bay trọng lực yếu trên Trái đất.
(Nguồn tham khảo: NASA/Dailymail)
Hòn đảo "Sao Hỏa" ngay trên Trái đất |
Các nhà khoa học của NASA đã thực hiện nhiều chuyến bay thử nghiệm tới hòn đảo Devon của Canada - nơi có những đặc điểm địa hình tương tự như Sao Hỏa để nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ phục vụ công cuộc chinh phục hành tinh đỏ trong tương lai.
Các nhà khoa học được trang bị bộ đồ phi hành gia khi tham gia dự án nghiên cứu trên đảo Devon, Canada.
Hố Haughton, rộng 20km nằm trên hòn đảo Devon được hình thành khi một mảng thiên thạch lớn rơi xuống vùng lãnh nguyên cách đây 20 triệu năm. Các yếu tố về địa chất tại miệng núi lửa đã biến nơi đây trở thành một vùng băng giá, hoang mạc, khô cằn, thiếu nước và không có sự sống.
Mặc dù cuộc sống trên đảo Devon "vô cùng bất tiện" song, địa hình đất đá gồ ghề trên hòn đảo Devon là một nơi lý tưởng để các nhà khoa học thử nghiệm robot và công nghệ áp dụng cho hành trình khám phá sao Hỏa trong vũ trụ.
(Nguồn tham khảo: Infonet)
Richard Kramer - một giáo sư chuyên ngành sinh học phân tử và tế bào của ĐH California (Mỹ) - cùng các đồng nghiệp tìm ra một hợp chất có khả năng khiến các tế bào trong võng mạc trở nên nhạy sáng. Chất này có tên là AAQ.
AAQ mang đến hy vọng cho những người mắc các dạng mù phổ biến nhất, như thoái hóa võng mạc và viêm võng mạc sắc tố.
Kramer cho biết, “Lợi thế của phương pháp này là chúng ta chỉ cần một hóa chất đơn giản, nghĩa là bạn có thể thay đổi liều lượng, kết hợp nó với những phương pháp khác hoặc ngừng điều trị vào mọi thời điểm nếu bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả”.
Theo các nhà khoa học, AAQ có thể mở đường cho sự ra đời của những giải pháp phục hồi thị lực mà không cần cấy chip hay tế bào gốc vào mắt - hai kỹ thuật đang được nghiên cứu.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Khai quật thuyền gỗ 5.000 tuổi |
Các nhà khảo cổ Pháp vừa khai quật một chiếc thuyền gỗ có niên đại 5.000 năm tuổi tại phía tây thủ đô Cairo, Ai Cập. Theo các chuyên gia, chiếc thuyền có thể thuộc triều đại vị vua đầu tiên của Ai Cập, thời đại Pharaoh Den.
Các nhà khảo cổ đang đo đạc chiếc thuyền vừa được khai quật này.
Chiếc thuyền gỗ dài 6m, rộng 1,5m được khai quật lên trong tình trạng chất gỗ vẫn còn rất tốt. Các chuyên gia đánh giá cao giá trị lịch sử của thuyền gỗ này và dự kiến sẽ phục hồi nguyên bản.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)
Google đăng hình logo kỉ niệm ngày khai mạc Thế Vận hội Olympic 2012 |
Hôm nay, Google để logo hình Thế vận hội Olympic 2012. Đây là Thế vận hội thứ 30, sẽ diễn ra tại London từ ngày 27/7 đến 12/8/2012.
Theo thông báo chính thức của IOC, Thế vận hội 2012 tại London sẽ có 26 môn thi đấu với 302 bộ huy chương. Thế vận hội London năm nay bớt đi 2 môn thi đấu so với Thế vận hội 2008 ở Bắc Kinh là bóng chày và bóng mềm.
(Nguồn tham khảo: Google, Wikipedia)