Những con rắn đỏ
Trong bức ảnh là những chuỗi khí plasma rất dài như những con rắn bao xung quanh
Mặt Trời. Những dải năng lượng này ngày càng gia tăng do sự biến đổi rất mạnh của từ trường. Và nó đã dài đến tận 621.000 dặm (một triệu km) trước khi chụp. Chính điều này đã làm các nhà khoa học của
NASA vô cùng lo lắng. Theo họ đây là những dấu hiệu của cơn bão
Mặt Trời sắp xuật hiện vào năm 2013. Kể từ sau khi thông cáo báo chí về thông tin cơn bão vào tháng 6, cho đến nay, NASA vẫn đang kiểm tra sát sao mọi diễn biến xung quanh
Mặt Trời.
Chuyến bay của Falcon
Được ca ngợi như một hành động phi thường trong ngành Thương mại Vũ trụ, thứ tư vừa qua (8/12), vào lúc 15h43 (giờ GMT), tại sân bay vũ trụ ở mũi Kanaveral, tên lửa đẩy Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ tư nhân Dragon của Công ty SpaceX đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái Đất. Trong lần phóng thử này, Dragon không chở hành khách nào.
Song theo dự kiến, đến năm 2011, Dragon sẽ chở các nhà du hành vũ trụ cùng hàng hóa lên Trạm Vũ Trụ Quốc tế ISS. Theo thiết kế, Dragon có đủ chỗ cho 7 người và hàng hóa kèm theo. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các chuyến bay này, SpaceX sẽ tiến hành bay thử nghiệm 1 lần nữa đối với Dragon. Chính phủ Mỹ coi các tàu vũ trụ tư nhân này là phương án thay thế chương trình tàu con thoi hiện nay. Trước đó, hồi tháng 3 năm nay, Công ty SpaceX đã phóng thử thành công tên lửa đẩy Falcon 9. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình tư nhân này tiêu tốn khoảng 3,5 tỷ USD.
Ánh hồng của chòm sao Orion
Bức ảnh được công bố cuối tuần qua bởi NASA’s WISE (Trung tâm nghiên cứu tia hồng ngoại ngoài vũ trụ của NASA), cho thấy sự xuất hiện của một vài “đốm lửa tinh nghịch”, thực chất chính là tinh vân, bên trong chòm sao Orion. Tinh vân phát sáng do bức xạ từ một trong ba ngôi sao thuộc vàng đai của Orion, sao Alnitak.
Ngôi sao, được các nhà khoa học cho là dấu chấm xanh ở phía bên phải của vùng tâm chính của tinh vân. Chính Alnitak sinh ra khí làm tinh vân tích điện và phát sáng trong vùng ánh sáng nhìn được. Nhờ vào công nghệ kĩ thuật hiện đại, mắt hồng ngoại của WISE còn chụp được bụi tinh vân, xuyên qua ánh sáng của nó.
Các chóp nón tuyết
Được chụp từ một phi hành gia trên tàu vũ trụ ISS, một số hình ảnh về các núi lửa bị phủ tuyết từ bán đảo Kamchatkacủa Nga, đã được công bố thứ hai vừa qua. Đỉnh núi nổi bật nhất chính là Kronotsky (năm ở trung tâm trong ảnh).
Đó là một kiểu lửa chứa lẫn nham thạch và bụi, lần phun trào gần đây nhất của nó là năm 1923. Các loại núi lửa kiểu này đặc trưng với dáng sườn núi dốc như chiếc nón, đây là kết quả của việc phun trào loại dung nham khá sền sệt. Trong khi đó, ở phía bên phải, núi lửa Schmidt lại là dạng khác với sườn núi rộng lớn, hình thành nhờ sự phun trào dung nham lỏng bazan.
Các lớp băng bụi
Bức ảnh được chụp từ tàu vũ trụ Cassini của NASA càng thêm khẳng định sự tồn tại của băng trên mặt trăng Enceladus của Sao Thổ. Bức ảnh này được chụp ở cực nam của Enceladus, khi Cassini bay qua đây và phát hiện ra băng được hình thành từ các bụi nước phun lên từ các mạch nước ngầm.
Hoa Tuyết
“Hoa tuyết” được phát hiện trong quần tinh cầu M107. Thực chất đó là một quần thể với hàng ngàn ngôi sao tồn tại trong một khoảng không rộng gấp 20 lần khoảng cách giữa Mặt Trời và ngôi sao gần nó nhất, Alpha Centauri thuộc chòm sao Nhân Mã.
“Hoa Tuyết” được chụp lại vào thứ năm vừa qua từ Đài quan sát thiên văn NamÂu ở La Silla, Chile. Các ngôi sao trong “Hoa tuyết” phải xấp xỉ mười tỉ năm tuổi, là một trong những khối vật thể tồn tại lâu nhất trong vũ trụ. M107 là một vệ tinh của Ngân Hà. Chính vì thế việc nghiên cứu “Hoa tuyết” sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của thiên hà chúng ta.
Eagle lấp lánh
Một vùng của tinh vân
Eagle như được dát vàng dát bạc bởi hàng ngàn ngôi sao trẻ lấp lánh. Vẻ đẹp huyền ảo này đã được
NASA chụp lại và công bố trên trang mạng
NASA/ESA Hubble Space Telescope vào thứ hai vừa qua.
Các ngôi sao này là một phần của quần tinh lấp lánh được phát hiện cách đây 2 thập kỉ, trước khi các nhà khoa học phát hiện ra tinh vân nơi chúng được sinh ra.