Voyager, "sứ giả" kết nối với người ngoài hành tinh

Mèo Lợn, Theo 09:44 25/12/2010

Con tàu vũ trụ này mang theo những thông tin về trái đất, ngôn ngữ, hình ảnh con người với hy vọng... người ngoài hành tinh có thể đón nhận. <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Được phóng lên không trung năm 1977, tàu Voyager 1 là vật thể xuất phát từ Trái Đất tiến xa vào vũ trụ nhất.
 
Con tàu này đã đi qua Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương trước khi đổi hướng lên phía Bắc. Cho tới giờ, nó đã tiến sát giới hạn của hệ Mặt Trời và sắp đi vào khoảng không vô tận. “Biên giới” đó được xác định ở nơi mà gió Mặt Trời không còn thổi ra xa mà di chuyển sang hai bên.
 
Theo NASA, con tàu nặng 722kg của họ sẽ mất thêm 4 năm để hoàn toàn thoát khỏi hệ Mặt Trời và đi vào khu vực chuyển tiếp giữa ngôi sao của chúng ta và hệ thống sao hàng xóm. Đây là một bước tiến lớn trong việc khám phá vũ trụ của loài người.
 
Con tàu Voyager
 
Việc phát hiện ra sự thay đổi của gió Mặt Trời quanh tàu Voyager 1 đã diễn ra từ tháng 6 nhưng các nhà khoa học đã phải mất vài tháng để chính thức xác nhận nó. Cho tới cuối năm nay, họ đã chính thức tuyên bố sự kiện này tại một cuộc họp ở San Francisco, Mỹ.
 
Tàu Voyager chạy bằng năng lượng nguyên tử và đang ở cách Mặt Trời 17,3 tỉ km đồng thời tín hiệu từ con tàu mất tới 16h để về tới Trái Đất. Để tiện so sánh, Trái Đất chỉ cách Mặt Trời khoảng 150 triệu km mà thôi. Cho tới năm 2025, toàn bộ các thiết bị trên tàu sẽ ngừng hoạt động do hết nhiên liệu và nó sẽ trôi theo quán tính về phía chòm sao Báo Hươu.
 
Quá trình khám phá các hành tinh
 
Bức ảnh nổi tiếng về Vết đỏ lớn có kích thước gấp nhiều lần Trái Đất trên Sao Mộc.
 
Voyager 1 bắt đầu chụp ảnh Sao Mộc từ đầu năm 1979. Tới tháng 3 năm đó, nó tiến sát hành tinh khổng lồ này với khoảng cách 349.000 km tính từ tâm của Sao Mộc. Con tàu đã ghi lại các hình ảnh chi tiết về các vệ tinh, các vòng phóng xạ và đặc biệt là phát hiện ra các vành đai mà trước đây chúng ta chưa từng nhìn thấy. Nó cũng ghi lại cảnh núi lửa phun trên vệ tinh Io và đó là lần đầu tiên con người chứng kiến núi lửa ở một thiên thể ngoài Trái Đất.
 
Ảnh núi lửa phun trên vệ tinh Io.
 
Tới cuối năm 1980, Voyager 1 tiến tới khu vực Sao Thổ và lại gần hành tinh hấp dẫn này ở khoảng cách 124.000km tính từ các đám mây cao nhất của nó. Các vành đai xinh đẹp của Sao Thổ cũng như vệ tinh Titan khổng lồ đã được ghi hình và chuyển về Trái Đất.
 
Cái bóng của Sao Thổ che khuất một phần vành đai nổi tiếng của nó.

Hai hành tinh xa xôi còn lại là Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương đã được người anh em Voyager 2 khám phá. 2 con tàu cùng được phóng lên năm 1977 nhưng với các quỹ đạo khác nhau và đều là những thành công lớn.

Đĩa vàng Voyager

Trên tàu có 2 chiếc đĩa vàng ghi lại các âm thanh và hình ảnh về Trái Đất trong đó có lời chào bằng hàng chục ngôn ngữ phổ biến từ trái đất, các hình ảnh về con người, các hình ảnh toán học cũng như các thông số về Trái Đất. Người ta hy vọng trong một tương lai xa xăm nào đó, người ngoài hành tinh sẽ tìm thấy con tàu và chiếc đĩa này và qua đó biết được về Trái Đất của chúng ta.
 
Hình ảnh về đĩa vàng Voyager
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày