Việt Nam: Khai quật "toilet" hơn 3.500 tuổi |
Đài Phát thanh ABC (Úc) đưa tin về phát hiện mang tính đột phá trong lịch sử Đông Nam Á. Theo đó, nhóm chuyên gia khảo cổ Việt - Úc đã tìm thấy cái mà họ gọi là nhà vệ sinh đầu tiên ở miền Nam Việt Nam. Địa điểm khai quật cách TP.HCM khoảng 30km về phía Nam, thuộc di tích khảo cổ học Rạch Núi, tỉnh Long An.
Quang cảnh khu khai quật. (Ảnh minh họa)
Tiến sĩ Marc Oxenham thuộc ĐH Quốc gia Úc cho hay: "Trong chất thải có lẫn xương động vật, xương cá, và chất rau cải”, điều này cho phép các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu về chế độ ăn uống của người thời xưa. Oxenham chia sẻ, “Chúng tôi cũng tìm thấy những cấu trúc vẫn còn nguyên vẹn hay những cấu trúc nền tảng của các công trình được xây dựng cách đây từ 3.500 đến 4.000 năm”. Ông tin rằng, nhà vệ sinh này có niên đại hơn 3.500 năm tuổi, tức vào thời kỳ đồ đá mới.
Chuyên gia Úc thừa nhận, đây là phát hiện quan trọng nhất của nhóm trong bao lâu nay và họ cần nhiều thời gian để lần theo dấu vết cũng như thói quen sinh hoạt của người thời xưa.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Cả nhân loại nặng bao nhiêu kg |
Theo
một nghiên cứu, nếu cả nhân loại cùng đứng trên bàn cân thì tổng trọng
lượng sẽ là 316 triệu tấn. Những người thừa cân trên khắp thế giới nặng
hơn 16 triệu tấn, tương đương với 242 triệu người có cân nặng bình
thường, người béo phì nặng thêm 3,8 triệu tấn, tương đương 56 triệu
người bình thường.
Nhà nghiên cứu Ian Roberts ở Trường vệ sinh dịch tễ và Y học nhiệt đới London cho biết, “Không
chỉ dân số tăng mới đe dọa sự bền vững của môi trường toàn cầu, nghiên
cứu của chúng tôi còn cho thấy cân nặng của mọi người cũng là mối hiểm
họa lớn". Mức năng lượng cần thiết cho bất kỳ loài nào không chỉ
phụ thuộc vào số lượng cá thể trong toàn bộ dân số mà còn phụ thuộc vào
tổng trọng lượng: trọng lượng của con người càng lớn thì mức năng lượng
tiêu hao càng nhiều.
(Nguồn tham khảo: BBC)
Nghiên cứu cách rắn leo lên cây |
Một nghiên cứu
mới chỉ ra rằng, mặc dù rắn không có chân nhưng nó có những cách sáng
tạo để khỏi bị rơi khi leo lên cây bằng cách sử dụng quy mô và cơ bắp
của cơ thể để tăng ma sát lên gấp 2 lần so với bình thường.
Trong
nghiên cứu, các nhà khoa học đã quan sát con rắn ngô leo lên bức tường
có độ nghiêng 60 độ theo chiều ngang có các vỏ cây. Theo đó, để leo lên
bức tường, con rắn đã sử dụng lực cơ bắp cao gấp 9 lần trọng lượng cơ
thể của nó. Con rắn còn có khả năng hãm tốc độ một cách nhanh chóng qua
các hình dạng sóng và khu vực đẩy nhỏ ở phần bụng. Cho nên, rắn thường
lựa chọn leo ở địa hình có độ kênh và các rãnh nhỏ.
Từ
nghiên cứu trên, các nhà khoa học hy vọng sẽ sử dụng những hiểu biết
này để thiết kế một robot tìm kiếm và cứu hộ có khả năng trườn như rắn
trong địa hình phức tạp như trong các đống đổ nát.
(Nguồn tham khảo: Livescience)