Thử nghiên cứu đôi điều về đồng tiền quyền lực nhất thế giới xem nào!
Nguồn gốc cái tên
Đô la Mỹ lấy tên từ đồng 8 real của Tây Ban Nha. Trong thời kỳ thuộc địa, tiền này khá phổ biến đối với người Mỹ - họ gọi nó là đồng đô la Tây Ban Nha, từ tên đồng tiền của Đức có cỡ và cấu tạo tương đương được gọi là thaler. Các đồng đô la đầu tiên được chính phủ Mỹ đúc có cùng cỡ và cấu tạo với đồng đô la Tây Ban Nha và sau chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ, đồng đô la Tây Ban Nha và Hoa Kỳ vẫn được lưu hành tương đương nhau.
Nhận diện
Có nhiều chuyện kể xoay quanh nguồn gốc của ký tự “$" chỉ đồng đô la. Vì tiền thân của đô la là đồng 8 real của Tây Ban Nha, nên có nhiều người cho rằng hình chữ "S" có nguồn từ số "8". Giải thích thuyết phục nhất là dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" ("peso" hay "piastre") được viết kết hợp trong tiếng Tây Ban Nha. Về sau, chữ "P" biến thành một dấu gạch thẳng đứng (- | -) vì vòng cong nhập vào vòng cong của chữ "S". Dấu "$" đã được sử dụng trước khi tiền đô la Tây Ban Nha được dùng làm tiền tệ chính thức trong năm 1785.
Ký hiệu đô la đôi khi còn được viết với hai dấu gạch thẳng đứng. Đây là thói quen cũ: một nét cho chữ "S", một nét cho đường gạch đứng, và nét cuối cho đường cong trong chữ "P". Những người viết nhanh không chú ý đến việc viết một chữ "P" chuẩn, nên tiện tay viết một dấu gạch nữa.
Có một số giải thích khác cho dấu gạch thứ hai - có người cho rằng dấu "$" xuất thân từ hai chữ "U" và "S" viết lồng vào nhau (vòng cong của chữ 'U' cùng nét với vòng cong ở dưới chữ "S"), cũng có người cho rằng hai đường gạch tượng trưng cho hai cây cột trụ trong Đền thờ Solomon tại Jerusalem. Hai giải thích này không có chứng cớ vì cách viết này đã có trước khi nước Hoa Kỳ (US) được thành lập.
Những tên gọi khác nhau
Đồng đô la Mỹ (United States dollar, ký hiệu: $; mã: USD), còn được gọi “yêu” là "đô la" hay "đô", là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ. Nó cũng được dùng để dự trữ ngoài Hoa Kỳ. Hiện nay, việc phát hành tiền được quản lý bởi các hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Ký hiệu phổ biến nhất cho đơn vị này là dấu $. Mã ISO 4217 cho đô la Mỹ là USD, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dùng US$.
Trong năm 1995, trên 380 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba ở ngoài nước. Đến tháng 4 năm 2004, gần 700 tỷ đô la đã được lưu hành, trong đó hai phần ba vẫn còn ở nước ngoài. Một vài quốc gia dùng USD làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế (nhưng không chính thức).
Những mệnh giá
Hiện nay, đô la được in thành các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20, $50, và $100. Tuy nhiên cũng có thời kỳ, có năm loại có mệnh giá lớn hơn. Tiền mệnh giá cao thịnh hành vào thời điểm chúng được Chính phủ Mỹ phát hành lần đầu tiên vào năm 1861. Các tờ $500, $1.000, và $5.000 có giá trị sinh lời được phát hành vào năm 1861, và tờ chứng nhận $10.000 ra đời năm 1865. Có nhiều kiểu mẫu các tờ mệnh giá cao, chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ hơn.
Trên các tờ ngân phiếu trị giá 500 USD có in hình Tổng thống William McKinley.
Trên các tờ ngân phiếu trị giá 1.000 USD - Tổng thống Grover Cleveland.
Trên các tờ ngân phiếu trị giá 5.000 USD - Tổng thống James Madison.
Trên các tờ ngân phiếu mệnh giá 10.000 USD là hình người lãnh đạo Bộ Tài chính Mỹ trong thời gian cầm quyền của Tổng thống Lincoln, về sau trở thành Chánh án Toà án Tối cao Mỹ, ông Salmon Chase.
Đau đầu với tiền giả
Tuy các biện pháp chống tiền giả như thêm màu và hình mờ đã được đưa vào nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng việc làm tiền giả quá dễ dàng. Họ cho rằng việc in hình màu là việc “ngon ăn” đối với các máy in hiện đại. Họ đề nghị Cục dự trữ Liên bang nên đưa vào các chức năng ảnh toàn ký (holography) như đã được áp dụng trên các tờ tiền khác như Đô la Canada, franc Thụy Sĩ và đồng euro, khó giả mạo hơn. Một kỹ thuật khác được phát triển tại Úc, được một vài nước sử dụng (như Việt Nam), chế tạo ra tiền giấy bằng polymer.
Tuy nhiên, có lẽ USD cũng không dễ giả mạo đến mức như các chuyên gia đã nói. Hai chức năng chống tiền giả quan trọng nhất trong USD là giấyvà mực. Các thành phần của giấy và các chế biến mực còn được giữ bí mật. Sự kết hợp của giấy và mực tạo ra một lớp da đặc biệt, càng được nổi bật ra khi tiền được qua nhiều tay. Các đặc điểm này khó tái tạo được nếu không có đủ thiết bị và vật dụng. Tuy nhiên, USD vẫn còn dễ giả mạo hơn hầu hết các tiền khác.
Ngoài chức năng giúp người dùng phân biệt tiền, việc in tiền nhiều cỡ còn giúp chống nạn tiền giả: bọn làm tiền giả thường tẩy trắng mực từ một tờ tiền với mệnh giá thấp (như là 1 đô la) và in lại với mệnh giá cao hơn (như là 100 đô la). Hiện đang có đề nghị được đưa ra để làm tờ 1 đô la và 5 đô la bé hơn các tờ khác. Tuy nhiên, giải pháp này không hoàn thiện vì có đến 7 đơn vị tiền mà chỉ có 2 cỡ. Suốt 80 năm nay, những tờ USD chưa có sự thay đổi lớn nào ngoài những chi tiết về mặt kỹ thuật nhằm chống nạn tiền giả.
Một số fun facts vui này
Theo Dan Brown - tiểu thuyết gia nổi tiếng, biểu tượng của hội Tam Điểm – một hội kín nổi tiếng, hiện diện ngay trên tờ đô la. Chính là hình ảnh kim tự tháp có một con mắt trên đỉnh và dòng chữ la tinh “NOVUS ORDO SECLORUM”, có nghĩa là “Trật tự thế thế mới” miêu tả rõ mục tiêu của hội này là xây dựng một đất nước phi tôn giáo. Điều nghịch lý là ngay kế bên biểu tượng của hội tôn thờ phi tôn giáo lại là dòng chữ In God We Trust (!)
Còn một điều đặc biệt nữa là con số 13 dù được xem là xui xẻo nhưng vẫn xuất hiện dày đặc trên tờ tiền. 13 bậc trên kim tự tháp, 13 ngôi sao trên đầu con diều hâu, 13 sọc trong cái chiên của nó, 13 lá trên nhành olive, và 13 mũi tên.
Nếu bạn là người theo chủ nghĩa thần bí, thì bạn chắc sẽ thích thú khi biết rằng dãy chữ vô nghĩa MDCCLXXVI bên dưới kim tự tháp được hiểu là 666, con số đại diện cho quỷ dữ. Và rất nhiều người đã khăng khăng rằng họ nhìn thấy hình ảnh nhỏ xíu của quỷ Sa-tăng ngay góc phải của tờ tiền.
Thực ra, NOVUS ORDO SECLORUM nhắc đến “Công cuộc cải cách mới” do Franklin Roosevelt đưa ra vào năm 1930. Kim tự tháp thiếu đầu, vì lúc đó nước Mỹ chưa thật sự được khám phá hoàn toàn. Và 13 ngôi sao, chỉ đơn giản là 13 bang đầu tiên của Mỹ.