Uốn lượn cùng thư pháp

Haltom, Theo 11:39 27/09/2010
Chia sẻ

Có nhiều người ví thư pháp như khí công ý vì môn này rèn luyện trí tuệ cực chuẩn luôn teen ạ! <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Một nền Hán học Trung Quốc mấy nghìn năm được đúc kết trong nghệ thuật thư pháp tài hoa. Thư pháp Trung Hoa là phép viết chữ của người Trung Hoa được nâng lên thành một nghệ thuật và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam

Loại chữ Trung Quốc lâu đời nhất được biết đến cho đến ngày hôm nay là chữ giáp cốt (bạn nào xem phim "Kinh hoa Yên Vân" thì chắc biết đến cái này rồi đấy). Chữ giáp cốt là chữ được khắc lên trên mai rùa, yếm rùa hoặc xương thú. Chữ này do người đời nhà Ân khắc để dùng vào việc bói toán (1766-1123 TCN).
 
Chữ cổ thứ hai là kim văn, tức là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các dụng cụ cúng tế bằng đồng, là hệ văn tự được tìm thấy với niên đại trước đời Tần. Sau đời Tần, chữ viết được tìm thấy là chữ khắc trên bia đá, nên gọi là "bi văn".
 
 
Có nhiều kiểu viết thư pháp: chữ Triện (tiểu Triện, đại Triện), chữ Lệ, chữ Khải, chữ Hành và chữ Thảo. Hiện nay trong các lớp dạy thư pháp cho người mới bắt đầu thường dạy viết chữ Khải. Mỗi một loại chữ có một đặc điểm khác nhau, chọn cách viết thư pháp cũng như chọn hình thức thể hiện cá tính và phong cách riêng của bản thân đấy bạn. Chữ viết thư pháp thường viết chữ Phổn thể bạn nhé, chữ Phổn thể nhiều nét hơn, khi viết thư pháp sẽ đẹp hơn rất nhiều so với chữ Giản thể.
 
Chữ Triện được hình thành từ rất lâu rồi, tuy nhiên trước khi Trung Quốc thống nhất, một số nước viết chữ Đại Triện một số lại dùng Tiểu Triện. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất  Trung Hoa, ông đã thống nhất văn tự, chỉ sử dụng chữ Tiều Triện. Còn chữ Lệ rất thông dụng trong công văn, được hình thành từ thế kỉ 3-2 TCN.
 
Teen nhà mình nên học thư pháp từ kiểu viết này nhé ,nét chữ vuông vắn và rất đẹp.
 
Chữ Khải là cải biên từ chữ Lệ và bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 3 TCN. Đây là kiểu chữ chính thức, chuẩn mực, dễ nhận biết, dễ đọc nhất và vẫn là phổ thông nhất trong các kiểu viết chữ Hán hiện nay.
 
Chữ Hành là dạng viết nhanh của chữ Khải, thường dùng trong văn từ thân mật thôi và được phổ biến trong thế kỉ 2 TCN.
 
Chữ này là chữ “Lễ” teen nha.
 
Chữ Thảo là kiểu chữ khó viết nhất, bút pháp nhanh  và rất phóng khoáng. Thông thường các chữ tượng hình Trung Quốc có rất nhiều nét, tuy nhiên với kiểu chữ Thảo, có thể viết một chữ chỉ bằng một lần chấp bút thôi.
 
Học viết thư pháp yêu cầu 4 báu vật không thể thiếu của người đọc sách thánh hiền: bút, mực, giấy, nghiên. Nét bút đưa đi để lại đường chữ thanh nhã trên mặt giấy. Nhiều người còn coi thư pháp giống như Khí công vậy, đều là một cách để rèn luyện trí tuệ con người, giúp con người hoàn thiện bản thân.
 
4 báu vật của bậc nho sĩ đây nè.
 
Thư pháp không chỉ đòi hỏi niềm đam mê của người viết mà còn yêu cầu sự kiên trì và tập trung cao độ. Ngày nay nhiều bạn trẻ yêu thích văn hóa Trung Quốc đã tham gia những lớp luyện thư pháp. Tuy nhiên để theo đuổi thú vui tao nhã này, các teen cũng cần chuẩn bị tinh thần trước nhé.
 
Thư pháp gắn liên với thi văn Trung Quốc, bài thơ có hay mà nét chữ không đẹp cũng mất đi giá trị. Trong các nhà quan lại cũ, những bức thư pháp đẹp không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần, cho thấy con mắt thẩm mỹ của gia chủ. Thư pháp không chỉ xuất hiện trong thi mà còn cả trong họa nữa. Những nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc phải kể đến Vương Hi Chi đời Tấn với bút danh “Thảo thánh”, Tô Đông Pha, Trịnh Bản Kiều, Nhan Chân Khanh... thậm chí là Mao Trạch Đông và  Tưởng Giới Thạch nữa cơ đấy.
 
 

Bốn báu vật của người đọc sách thánh hiền
 
Bút lông
 
Chiếc bút sớm nhất được tìm thấy trong những di tích còn sót lại từ thời kì Chiến Quốc (476-211 TCN). Từ đó, bút trở thành vật dung không thể thiếu của người học chữ. Lông bút có thể làm từ lông thỏ, đuôi ngựa, chồn, chuột thậm chí là lông báo nữa. Cán bút có thể làm từ tre, gỗ, sừng trâu bò và cả ngọc quý. Bút thường được hồ cứng, khi dùng ngâm vào nước cho mềm ra. Một điểm đáng lưu ý là những cây bút có nét to thường được dùng phổ biến hơn bút có nét nhỏ vì chúng có thể vừa dùng để viết những chữ khổ to lại có thể dùng để viết những chữ bé nữa.
 
Thường thì bạn không chỉ dùng 1 cây bút mà cần đến rất nhiều bút cơ. Dùng xong bạn nên rửa bằng nước sạch một cách nhẹ nhàng để tránh lông bút bị gập gẫy, ngòi bút bị mất dáng và treo ngược bút lên nha. Có một cái giá riêng để treo bút sẽ giúp bạn giữ bút tốt hơn đấy.
 
Thi trung hữu họa là thế này đấy!
 
Mực thỏi
 
Mực chế biến ở dạng khô, bạn phải mài thì mới dùng được. Cách mài cũng rất dễ, chỉ cần cho một ít nước vào cái đĩa nhỏ, sau đó cầm thỏi mực chà xát vòng tròn vào mặt đĩa cho tới khi đủ lượng mực cần dùng.

Mực tốt có mùi hương dễ chịu, mịn, keo, cầm nặng tay, khô ráo, mực đen ánh lên sắc tía. Mực xấu, nặng mùi, ẩm, để lâu không dùng được. Mực có hai loại: mực thỏi và mực nước. Mực thỏi có chất keo, loại tốt thường có mùi xạ hương. Mực tốt thì sau khi viết xong, ta bồi tranh chữ không bị nhoè mực. Mực nước tiện dụng nhưng không đủ độ sánh, ta cần mài thêm mực thỏi để tăng độ sánh đặc. Cách dùng mực rất quan trọng, tạo ra các hiệu quả khác nhau trên từng chất liệu hay các loại giấy. Mài mực cũng là cách tập cổ tay trước khi cầm bút viết chữ. Ở Trung Quốc thời xưa, việc chế mực Tàu được giữ bí mật.

Với các teen nhà mình thì chỉ cần đầu tư một lọ mực nước nhỏ nhỏ cho mỗi lần tập thôi.
 
Một em mực thỏi nhé, nhìn hoành tráng ra phết nhỉ?
 
Giấy
 
Là một trong 4 phát minh vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, giấy viết xa xưa được coi là thứ hàng xa xỉ mà không phải ai cũng có thể dùng.
 
Giấy viết thư pháp có thể chia làm 2 loại: loại thấm mực ít và loại thấm mực nhiều.
 
Giấy hút mực ít: được làm từ tre trúc, bề mặt thường trơn láng. Khi viết, mực thường nổi trên bề mặt, không loang, tạo sắc thái riêng. Giấy loại này ở Việt Nam không có, chỉ có vài chủng loại giấy của Trung Quốc
 
Giấy hút mực nhiều: được làm từ sợi của các loại gỗ, hút rất nhiều mực, bề mặt hơi ráp, mực rơi xuống mặt giấy sẽ loang ra, khi viết thường quét thêm tương đặc chế hoặc xoa một lớp sáp lên trên.
 
Giấy này không bóng bằng loại giấy trên và xuất hiện muộn hơn, nhưng là loại giấy quan trọng đối với Thư pháp. Giấy dó Việt Nam được xếp vào loại giấy này, tuy nhiên do khổ giấy còn hạn chế và mẫu mã không đa dạng, nên viết không được đẹp.
 
Giấy viết thư pháp chuẩn nè.
 
Nghiên mực
 
Nghiên được đánh giá là vật quan trọng nhất với sĩ tử trong 4 vật báu kể trên.Qua chiếc nghiên ,mọi người có thể đánh giá được con mắt thẩm mỹ của người dùng. Những chiếc nghiên có thể làm từ đá thường, sành sứ hoặc đá quý như mã não, tùng hoa. Cách chạm trổ nghiên mực còn tùy thuộc vào yêu cầu của người dùng cũng như phong cách nghệ thuật mỗi thời đại khác nhau.
 
Một chiếc nghiên mực được trạm trổ tinh xảo như thế này cơ mà!
 
Còn một điều thú vị khác là ấn triện. Mỗi một thư pháp gia có một ấn triện cho riêng mình. Triện được chạm khắc công phu và thường là bằng đá hoặc ngọc mã não, ngọc bích... Nó như một cách kí tên lên tranh vậy. Các teen nhà mình học thư pháp hãy thử đặt một con dấu giả làm triện xem sao?
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày