Nghi vấn "UFO" dưới biển Baltic chỉ là... tảng đá |
Như đã đưa tin hồi tháng 6,
đĩa lặn USO được phát hiện năm 2011 dưới biển Baltic từng được cho là thiết bị quân sự của Đức Quốc xã bị thất lạc sau khi Chiến tranh thế giới 2 kết thúc.
Hình dạng bên ngoài của vật thể lạ.
Tuần qua, dựa vào sự phân tích mẫu đá lấy từ vật thể lạ có đường kính hơn 60m và nhô lên khỏi đáy biển gần 4m dưới biển Baltic, giáo sư địa chất người Thụy Điển cho rằng vật thể lạ này chỉ là một tảng đá bình thường ở vùng sông băng.
“Bởi vì toàn bộ khu vực phía bắc Baltic chịu ảnh hưởng rất lớn bởi quá trình tan chảy của sông băng nên mẫu đá này rất có thể được hình thành trong lúc đó hay về sau này. Và loại đá này đã được những dòng sông băng đưa tới đây”, ông cho biết thêm.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Nên uống loại nước nào đầu tiên trong ngày? |
Nhiều người thường uống nước muối nhạt hoặc nước hoa quả vào buổi sáng vì cho rằng nó tốt cho sức khỏe. Đó là một sai lầm.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra, sau một đêm dài, cơ thể tiêu hao rất nhiều nước bởi hô hấp, bài tiết mồ hôi và hệ tiết niệu vẫn hoạt động. Một cốc nước trắng không pha chế sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mỗi sáng thức giấc.
Nước tinh khiết sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông, bổ sung lượng nước đang thiếu hụt. Hãy uống nước khi bụng còn rỗng, nghĩa là trước bữa điểm tâm sáng của bạn để thúc đẩy tiến trình tuần hoàn máu, thanh lọc cơ thể, làm sạch đường tiêu hóa.
Nên uống từng ngụm nhỏ bởi uống quá nhanh và quá nhiều sẽ rất dễ bị tụt huyết áp, phù nề não, dẫn tới đau đầu, buồn nôn.
Tốt nhất là hãy lựa chọn nước có nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ phòng. Tuy nhiên vào mùa đông, bạn nên uống nước ấm để đảm bảo sức khỏe.
(Nguồn tham khảo: Kienthuc)
Động vật máu lạnh có khả năng thích ứng nhanh với biến đổi khí hậu |
Đối diện với biến đổi khí hậu, rất nhiều loài phải tự thích ứng hoặc sẽ bị diệt vong. Các nhà sinh thái học đã nghiên cứu và dự đoán rằng những loài động vật máu lạnh vùng nhiệt đới không dễ bị tuyệt chủng như người ta vẫn nghĩ.
Loài máu lạnh thằn lằn có thể thích ứng nhanh với nền nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu trên do các nhà sinh thái học thuộc Đại học Zurich (Thụy Sĩ) thực hiện, tập trung vào khả năng phát triển và tiến hóa của các loài động vật ở điều kiện nhiệt độ tăng.
(Nguồn tham khảo: Thiennhien)