Truyện cổ tích và sự thật khoa học "ặc ặc"

Việt Anh, Theo Mask Online 00:00 07/07/2012
Chia sẻ

Phải chăng, những nhân vật và tình tiết trong truyện cổ tích là có thực trong cuộc sống?

Hồi còn bé, chúng ta thường được nghe bà hay mẹ kể những câu chuyện về Tấm Cám, nàng Bạch Tuyết, cô bé quàng khăn đỏ… Trong đó, nhân vật ông bụt, bà tiên, mụ phù thủy luôn khiến con trẻ thích thú. 

Liệu những tình tiết hay nhân vật có thật hay không, đây là điều không ai biết chắc. Tuy vậy, truyện cổ tích không hoàn toàn là hư cấu mà vẫn dựa trên những sự thật, thậm chí được hiện thực hóa qua những bằng cớ khoa học và công nghệ.

1. Quả táo độc

Trong truyện "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn", khi Bạch Tuyết ăn phải quả táo mụ phù thủy đưa, nàng đã ngay lập tức ngất đi và chỉ khi được nụ hôn của hoàng tử đánh thức (hoặc một số dị bản là các chú lùn đánh rơi quan tài), nàng mới tỉnh dậy. Đó có thể không phải là điều hư cấu hay tưởng tượng.



Các nhà khoa học đã tìm ra một loại vi khuẩn có tên Listeria monocytogenes, một vi khuẩn hình que có trong thực phẩm, bao gồm táo. Loài này gây ra những triệu chứng giống như bệnh viêm màng não và khiến người mắc lâm vào hôn mê sâu.

Listeria monocytogenes là một vi khuẩn hình que có trong thực phẩm.

Vì thế, biết đâu, nàng Bạch Tuyết là nhân vật có thật và nàng chính là nạn nhân. Điểm sáng tạo có chăng chỉ là chi tiết đánh thức công chúa dậy bởi một nụ hôn hay đánh rơi quan tài mà thôi bởi theo tiến sĩ George Thompson, chỉ có một liều thuốc kháng sinh nặng mới làm được như thế.

2. Chiếc gương ma thuật

Câu “Gương kia ngự ở trên tường, nước ta ai đẹp được dường như ta?” hẳn sẽ khiến ta liên tưởng ngay tới chiếc gương thần của mụ hoàng hậu độc ác. Hay trong những câu chuyện của anh em nhà Grimn, gương ma thuật đóng vai trò như nhà tiên tri, công cụ thông minh có thể nói chuyện với con người, cho ta biết mọi điều.


Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, đó không chỉ còn là cổ tích. Phần mềm thông minh Siri tích hợp trên iPhone 4S là một minh chứng rõ ràng: hỗ trợ truy cập Internet, khuyến cáo người dùng những trang web tốt nhất, cố gắng trả lời mọi thắc mắc ta đưa ra.



Trong một tương lai gần, công nghệ sẽ tiến tới sử dụng những màn hình tương phản giống như gương ma thuật, có thể hỗ trợ tối đa trong việc lọc thông tin, mua bán…

3. Quái vật và chó sói

Truyện cổ tích "Người Đẹp và Quái Vật" hay "Cô bé quàng khăn đỏ" đều xuất hiện một mô típ nhân vật: chó sói hay quái vật. Đặc biệt, tất cả đều có thể giao tiếp tốt và có tính cách y như chúng ta.


Trên thực tế, rất có khả năng con chó sói độc ác hay quái vật hiền lành đều không phải con vật, mà là người thực sự, nhưng mắc một căn bệnh có tên “hội chứng người sói”. 


Hội chứng này có tên khoa học của nó là Hypertrichosis, ám chỉ những người đột biến di truyền có số lượng lông, tóc rất lớn, mọc khắp mặt và cơ thể, giống như một con sói vậy. Căn bệnh này có từ rất xa xưa nhưng trường hợp đầu tiên được ghi nhận lại là gia đình ông Petrus Gonzales ở đảo Canary những năm 1600.

4. Chú bé người gỗ

Chú bé Pinocchio với cái mũi gỗ dài ra sau mỗi lần nói dối là một câu chuyện nhằm giáo dục các em nhỏ. Hẳn nhiên đây là nhân vật tưởng tượng trong truyện thế nhưng trên thực tế, thế giới cũng đã ghi nhận một người cây bằng xương bằng thịt. Điều này một lần nữa khẳng định rằng cổ tích có thực trong cuộc sống, chỉ là theo góc nhìn nào...


Sự kết hợp của vi khuẩn Epidermodysplasia verruciformis với virus HPV-2 sẽ gây rối loạn hệ miễn dịch, tấn công các tế bào da. Dần dần các mụn cóc sinh trưởng dày đặc kiểm soát cơ thể tạo nên các u bướu giống như gỗ cây.


Đây là điều xảy ra với ông Dede Koswara ở Indonesia. Trên cơ thể ông, những u, mụn cóc cứ mọc lên từng giờ từng ngày khiến ông phải khổ sở và đến bệnh viện liên tục để cắt bỏ, dù không nói dối như Pinocchio trong truyện. Ông được mệnh danh là “tree-man” (người cây) bởi hình thù đặc biệt của mình.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày